Khám phá

Phát hiện 'bữa ăn' được bảo quản nguyên vẹn trong dạ dày khủng long bọc giáp sống cách đây 110 triệu năm

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện hóa thạch này được bảo quản cực kỳ tốt.

Hé lộ bí ẩn triệu năm trong mỏ hóa thạch khủng long / Phát hiện mới về loài cá sấu khổng lồ cổ đại săn khủng long

Theo Daily Mail, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Saskatchewan (Canada) mới đây đã phát hiện ra những bí mật về bữa ăn cuối cùng của một con khủng long thuộc loài Borealopelta markmitchelli, sống ở kỷ Phấn Trắng cách đây 110 triệu năm. Có chiều dài gần 6m, khủng long Borealopelta markmitchelli sở hữu trọng lượng nặng tới 1,3 tấn, với phần giáp dày được bọc xung quanh thân.

Phát hiện bữa ăn được bảo quản nguyên vẹn trong dạ dày khủng long bọc giáp sống cách đây 110 triệu năm - Ảnh 1.

Khủng long Borealopelta markmitchelli

Được biết, hóa thạch khủng long này được một thợ mỏ tình cờ phát hiện ở hầm mỏ Suncor Millennium tại Alberta (Canada) vào năm 2011 và đã được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell của Canada từ năm 2017. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện hóa thạch này được bảo quản cực kỳ tốt. Thậm chí, các thành phần trong dạ dày của con khủng long đã chết cách đây 110 triệu năm vẫn tồn tại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

"Việc phát hiện ra các thành phần trong dạ dày của một con khủng long là cực kỳ hiếm và đây cũng là phần dạ dày được bảo quản tốt nhất từng thấy", nhà khảo cổ học Jim Basinger thuộc đại học Saskatchewan cho biết.

Khi nghiên cứu phần dạ dày khủng long dưới kính hiển vi, các nhà khảo cổ đã phát hiện bữa ăn cuối cùng của con khủng long này chủ yếu là dương xỉ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện loài khủng long này cực kỳ kén chọn thức ăn, khi chúng chỉ chọn ăn một số loại dương xỉ nhất định gọi là leptosporangiates.

"Bữa ăn cuối cùng của con khủng long bọc giáp này chủ yếu là lá dương xỉ, chiếm 88%, 7% còn lại là thân và cành cây", David Greenwood, đồng tác giả nghiên cứu, nói.

Phát hiện bữa ăn được bảo quản nguyên vẹn trong dạ dày khủng long bọc giáp sống cách đây 110 triệu năm - Ảnh 2.

Bữa ăn cuối cùng của Borealopelta markmitchelli chủ yếu là dương xỉ

 

Ngoài dương xỉ, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện than củi trong dạ dày khủng long. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nó sống trong khu vực thường xuyên xảy ra cháy rừng.

Theo nhóm nghiên cứu, con khủng long sau khi ăn bữa ăn cuối cùng đã bị chết đuối trong một trận lụt và bị cuốn trôi ra vùng biển ngày nay là miền bắc Alberta. Khi xác khủng long chìm xuống đáy biển, nó bị nhấn chìm trong một lớp bùn dày. Nhờ đó, mẫu hóa thạch này được bảo quản gần như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm