Trận đánh quan trọng nhất, thay đổi cả cuộc đời của Julius Caesar
Giải mã vũ khí giúp đội quân La Mã cổ đại "bất khả chiến bại" trên chiến trường / Phát hiện "kho báu" 2.500 năm tuổi ở một nơi không ai ngờ tới trong lâu đài cổ
Caesar có tên đầy đủ là Gaius Julius Ceasar, ông là 1 vị tướng, 1 nhà quân sự, 1 nhà lãnh đạo tài ba, thậm chí, còn là 1 tác gia văn xuôi chữ Latin lớn của La Mã cổ đại. Cuộc đời ông có nhiều thăng trầm cũng như vô số các đóng góp vào lịch sử thế giới.
Caesar là chính là nhân vật quan trọng nhất và có tầm vóc then chốt trong việc biến Cộng hòa La Mã trở thành Đế chế La Mã vĩ đại. Sinh ra trong 1 gia đình quý tộc lớn, có thể lực, Caesar tham gia chính trị rất sớm, nhưng tài năng quân sự mới là cái khiến hậu thế khâm phục ông nhiều đến thế.
Tham gia vô số trận đánh lớn nhỏ khác nhau, Julius Caesar được biết đến như nhà quân sự kiệt xuất, tài năng của ông được khẳng định qua việc là vị tướng đầu tiên vượt qua được eo biển Manche và tấn công vào đất Britania hay những chiến thắng quan trọng trước xứ Gaule...
Tuy nhiên, trong số muôn vàn những chiến công hiển hách đó, nếu được chọn ra 1 trận đánh quan trọng nhất thì đó chính là Pharsalus! Nó chính là trận chiến đã thay đổi cuộc đời Caesar, đánh dấu 1 trang sử mới cũng như nâng tầm vóc ông lên đỉnh cao của La Mã!
Bối cảnh lịch sử
Tài năng và những chiến thắng liên tiếp của Caesar đã phần nào gây áp lực đến vị thể của Gnaeus Pompeius Magnus (hay còn được biết đến với cái tên Pompey Vĩ Đại), người ngả về ủng hộ phe Viện Nguyên Lão.
Năm 49 TCN, với vị thế là người đứng đầu Viện Nguyên Lão, Pompey ra lệnh cho Caesar phải giải tán quân đội và trở về La Mã với lý do nhiệm kỳ tại Gaule đã kết thúc dù cho chính ông là người có công lớn nhất, có nhiều đóng góp nhất cho mặt trận nơi đây!
Không dừng lại ở đó, Viện Nguyên Lão cũng ban hành lệnh cấm không cho Caesar được ra ứng cử cho vị trí Quan chấp chính. Điều này có nghĩa là nếu trở về theo đúng những gì được yêu cầu, ông sẽ phải đối mặt với việc bị cách ly hoàn toàn với chính trường La Mã, thậm chí còn có thể tồi tệ hơn vì khi đó Caesar không có sự bảo hộ của đội quân trung thành.
Ngược lại, nếu không chấp nhận lệnh từ Viện Nguyên Lão, Caesar chắc chắn sẽ bị buộc tội không phục tùng và âm mưu tạo phản. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với đội quân đông gấp 2 - 3 lần của Pompey!
Đây quả thực là 1 bước đi khôn ngoan của Pompey khi gần như ép Caesar phải làm phản, nếu không thì cũng có thể loại bỏ hoàn toàn đối thủ trên trường chính trị La Mã.
Diễn biến cuộc chiến Pharsalus
Trong hoàn cảnh bấy giờ, dù trở về hay không, Caesar cũng đều rơi vào cái bẫy do đối phương đặt ra! Và một vị tướng tài ba đầy kiêu hãnh như ông chắc chắn sẽ không chọn phương án cúi đầu trước kẻ thù!
Vào 10/1/49 TCN. Caesar quyết định vượt qua sông Rubicone với suy nhất 1 binh đoàn lính lê dương, đây được coi là hành động mở màn cho cuộc nội chiến giữa 2 trong 3 người thuộc liên mình Tam hùng từng lãnh đạo La Mã trước đây!
Dù đã động binh, nhưng Caesar vẫn muốn tìm gặp Pompey với hy vọng cứu vãn tình hình, khôi phục lại mối quan hệ liên minh trước đây. Tuy nhiên, mong muốn này không được đáp trả khi Pompey liên tục tránh mặt. Thậm chí, Caesar từng chán nản nói rằng: "Ta đến đây trước là để đánh với một quân đội không người lãnh đạo, sau là đánh một lãnh đạo không có quân đội".
Nắm trong tay hơn 64.000 quân, trong đó có khoảng 7.000 kỵ binh, lớn hơn nhiều so với 33.000 lính (chưa đầy 1.500 kỵ binh) của Caesar, Pompey dễ dàng có được sự áp đảo khi cuộc chiến mới bắt đầu.
Tuy nhiên, càng ngày, sự dày dặn kinh nghiệm của những chiến binh trung thành với Caesar càng được thể hiện. Họ dần lấy lại được sự cân bằng, lấy sự dũng cảm và kinh nghiệm để bù vào chênh lệch về số lượng.
Cuối cùng, cả hai bên quyết định chọn khoảng đất lớn gần bờ sông Enipeus là chiến trường cuối cùng để phân định thắng thua. Đương nhiên cả Pompey lẫn Caesar sẽ đều tung quân chủ lực vào trận đánh này để giành được thắng lợi then chốt!
Với ưu thế về "địa lợi", Pompey kiên nhẫn chờ đợi cho đối phương tấn công trước với ý đồ làm hao tốn thể lực của bộ binh địch sau khi phải chạy nước rút quãng đường gần 300m trước khi có thể tấn công.
Nhưng Caesar không khó để nhận ra điều này, ông cho dừng quân ở khoảng giữa (cũng có tài liệu ghi là họ dừng lại ở 3/4 quãng đường) để chỉnh đốn hàng ngũ, lấy lại sức lực và chờ trận đánh giáp lá cà sắp tới.
Khi có lệnh, bộ binh bên phía Caesar đồng loạt tấn công kẻ thù, họ dũng mãnh phóng những mũi lao lớn vào đội hình bên kia chiến tuyến. Nếu đã từng xem phim 300, các bạn có thể hình dung cảnh tượng này giống với những cơn mưa tên mà bên phía Sparta phải nhận vậy.
Cùng lúc đó, Pompey điều toàn bộ kỵ binh của mình tấn công Caesar với hy vọng lấy số lượng lớn để nghiền nát số kỵ binh ít ỏi của kẻ địch. Đúng như dự tính, bên phía Caesar không thể chống chịu được với những đợt tấn công ào ạt, họ vừa đánh vừa lui. Được đà, họ lại càng tấn công mạnh hơn, tiến sâu hơn.
Nhưng đó lại là 1 cái bẫy chết người do Caesar sắp xếp! Biết được rằng nếu đôi công chính diện, kỵ binh của mình không thể nào đối chọi lại được so với của Pompey, Caesar đã lén cắt cử 1 cánh bộ binh tinh nhuệ ở sâu phía sau, có nhiệm vụ hỗ trợ kỵ binh và bất ngờ đánh úp kẻ thù.
Hiệu quả của chiến thuật này gần như phát huy hiệu quả ngay lập tức, toàn bộ kỵ binh của Pompey choáng váng, hỗn loạn. Họ để mặc cho lính của Caesar chém giết và chỉ cố gắng tháo chạy về vị trí cũ. Chính điều này đã vô tình giết chết cả những lính hỗ trợ, cung thủ dưới vó ngựa quân mình!
Bên cạnh đó, hàng bộ binh thứ 4 bên hông và thứ 3 ở sau đã tiến lên thế chỗ cho hàng đầu tiên mệt mỏi, họ tấn công không ngừng nghỉ vào kẻ thù.
Dù nắm trong tay số lượng quân gấp đôi nhưng Pompey lại quá hoang mang mà quên điều động binh lính kịp thời. Cuối cùng, chính ông phải ra lệnh cho toàn quân rút lui. Pompey, người hùng vĩ đại 1 thời của La Mã buộc phải bỏ chạy trong sự tủi hổ.
Kết quả
Sau khi thua cuộc, Pompey buộc phải lánh nạn sang Ai Cập, nhưng điều đó cũng không cứu nổi ông. Pompey bị ám sát, chặt đầu, thủ cấp được mang lên dâng cho Caesar. Dù từng là kẻ thù, song Caesar vẫn rất tôn trọng đối thủ, ông cho làm đám tang uy nghi để đưa tiễn Pompey Vĩ đại!
Caesar khẳng định vị thế số 1 tại La Mã.
Sau chiến thắng Pharsalus lịch sử, Caesar trở về La Mã với vị thế mới, con người mới, lúc này không còn ai có thể cản được ông nữa. Không lâu sau, Caesar được bầu làm thống chế, trở thành nhà lãnh đạo độc tài của La Mã. Đến năm 44 TCN, ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao mãi mãi.
Có thể nói, Pharsalus chính là trận chiến quan trọng nhất cuộc đời Caesar, nó giúp ông khẳng định vị thế số 1 của mình trên chính trường La Mã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào