Phát hiện căn phòng bí mật chứa kho báu trong tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới: Truyền thuyết nghìn năm được khẳng định?
5 hố xanh sâu thẳm bí ẩn, ấn tượng nhất thế giới / Ấn tượng thế giới tự nhiên qua ảnh
Có lẽ dù chưa từng đến tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, nhưng nhiều người hẳn đã nghe đến cái tên Lạc Sơn Đại Phật. Địa danh này còn có tên là Lăng Vân Đại Phật, tọa lạc ở khu vực gần đoạn hợp lưu của ba con sông Đại Độ, Miên Dương và Thanh Long, thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Với chiều cao 71m, Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, đồng thời là một bộ phận của tổ hợp di sản kép thiên nhiên – văn hóa Nga Mi – Lạc Sơn, một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Truyền thuyết kể rằng trên ngực của tượng Phật có căn phòng bí mật, ẩn giấu nhiều vàng bạc châu báu, nhưng chưa từng có ai bước vào. Điều này thật sự trở thành một bí ẩn. Câu chuyện này được kiểm chứng vào năm 1962. Vậy rốt cuộc căn phòng bí mật kia ẩn giấu điều gì?
Sự kiểm chứng của các chuyên gia khảo cổ
Năm 1962, khi chính quyền thành phố Lạc Sơn tiến hành tu sửa lại tượng Phật lần đầu tiên, thực sự đã tìm thấy một căn phòng bí mật nằm trên ngực của tượng Phật.
Nó có chiều cao 3,3 m, dài khoảng 1 m, rộng khoảng 2 m. Các chuyên gia cảm thấy vô cùng thú vị, liền xem xét khảo sát toàn bộ căn phòng, phát hiện bên trong có bình bằng vàng, gạch ngói, cũng phát hiện nhiều đồ ở thời kỳ hiện đại, chứng tỏ căn phòng (thực chất là một hang động) đã từng bị trộm.
Đường Phi, phó Viện trưởng Viện Di sản và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên cho rằng: "Ngoài (những) phát hiện này ra, thực sự không còn những phát hiện nào khác có giá trị.Thực tế, điều làm các chuyên gia chú ý nhất của căn phòng này chính là cánh cửa của nó, là một tảng đá có dấu ấn điêu khắc từ thời Bắc Tống".
Căn cứ vào một số chiếc bình bằng vàng, các chuyên gia khảo cổ nhận định đây là đồ của thời nhà Đường, chứng tỏ câu chuyện được lưu truyền đó là có thật. Chính trong thời gian xây dựng tượng Phật, những người thợ đã đặc biệt xây nên căn phòng này, để tưởng nhớ vị cao tăng Hải Thông. Thời kỳ sau đó, vào các dịp lễ tết, nhiều người dân cũng đến đây dâng rất nhiều các đồ thờ cúng.
Sự ra đời của Lạc Sơn Đại Phật
Phật giáo thịnh hành: Vào thời kỳ Ngụy – Tấn Nam – Bắc triều, Trung Quốc thống nhất rơi vào thời kỳ phân liệt, đua tranh liên miên, đời sống của người dân lần than không kể xiết. Từ thời nhà Hán, Hán Vũ Đế đã sớm tiếp thu ý kiến của Đổng Trọng Thứ, lấy Nho giáo làm tư tưởng thống trị.
Nho giáo nhấn mạnh việc dùng đức trị quốc, với hy vọng thông qua tư tưởng "tam cương ngũ thường", người dân sẽ ủng hộ sự cai trị của hoàng đế, và cũng thông qua quan điểm "thiên khiển luận" (quan điểm cho rằng có sự trừng phạt của ông trời với những vị hoàng đế bất lương) để răn dạy tầng lớp thống trị không được làm điều bao ngược, yêu thương người dân của mình.
Nhưng vào cuối thời nhà Hán, tam cương ngũ thường bị coi nhẹ, nhiều vị đại thần không chịu thần phục nhà vua, xâm phạm đến vương quyền, thậm chí muốn tự mình thay thế đương kim hoàng thượng. Chiến tranh liên miên, người chết vô số, nhiều người dân tự hỏi mình tại sao người lại sống, rồi tại sao người lại chết? Triết lý của Nho giáo không đủ khả năng để giải thích điều này, do vậy mà người dân ngày càng mất niềm tin vào Nho giáo.
Chính vào thời điểm đó, Phật giáo đã phát huy được tác dụng của nó. Bởi vì Phật giáo coi trọng vòng luân hồi của cuộc đời, triết lý Phật giáo cho rằng con người có kiếp sau, con người ở kiếp này trải qua khổ hạnh, chính là để sau khi chết đến được với miền cực lạc, cũng có nghĩa là kiếp này con người càng chịu nhiều khổ đau, thì kiếp sau cuộc đời sẽ càng hạnh phúc.
Do đó, rất nhiều người tin theo đạo Phật, tràn đầy niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự khổ sở của hiện tại. Tư tưởng Phật giáo lan truyền rất nhanh tại Trung Quốc.
Xây dựng tượng Phật vào thời Đường
Dương Kiên là người đã chấm dứt thời kỳ Nam – Bắc triều, sáng lập nên vương triều nhà Tùy. Nhưng vị vua thứ hai nhà Tùy Tùy Dạng Đế tham quyền hám vị, cộng thêm dân chúng lầm than, dẫn đến nhà Tùy nhanh chóng lụi tàn.
Sau khi nhà Đường thành lập, thuận theo bối cảnh của thời đại, và cũng nhận thấy những nhược điểm, giới hạn của Nho giáo, nên trong thời kỳ đầu nhà Đường, Đạo giáo được coi là tư tưởng chủ đạo. Nhưng đến thời kỳ của Võ Tắc Thiên, tư tưởng Phật giáo có địa vị ngày càng cao, dần chiếm vị trí độc tôn.
Đến thời Đường Huyền Tông, Trung Quốc đạt tới thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đời sống của người dân phong phú dư dả, nhưng ở vùng Tứ Xuyên sông Trường Giang vẫn thường hay gây ra ngập lụt, đe dọa sự an nguy của người dân. Để làm giảm thế nước sông Trường Giang, vị cao tăng Hải Thông quyết định dựng một bức tượng Phật.
Vào thời điểm vừa bắt đầu xây dựng tượng Phật, thế nước cường thịnh, do vậy công việc vô cùng thuận lợi, nhưng sau đó theo đà đi xuống của nhà Đường, công việc cũng buộc phải tạm dừng.
Các đồ đệ của cao tăng Hải Thông vẫn luôn muốn hoàn thành di nguyện của sư phụ, nhiều lần kêu gọi cầu viện. Sau đó nhờ quan Tiết độ sứ ở kinh đô giúp đỡ, tượng Phật Lạc Sơn lại được tiếp tục xây dựng, mãi tới năm 803 công trình mới chính thức hoàn thành.
Truyền thuyết về tượng Phật Lạc Sơn
Sau khi tượng Phật Lạc Sơn hoàn thành, vì quy mô của bức tượng vô cùng lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người, những câu chuyện xoay quanh nó cũng ngày càng nhiều:
Theo ghi chép trong dã sử, sau khi tượng Phật Lạc Sơn được hoàn thành, xung quanh đây không còn xuất hiện lụt lội, cũng không có người bị chết vì đuối nước, cả một vùng Lạc Sơn thanh bình yên ổn.
Lại có người nói rằng tượng Phật Lạc Sơn thật sự có Phật trú ngụ, mỗi lần có đại nạn xảy ra, tượng Phật sẽ nhắm mắt nhỏ lệ. Đặc biệt là vào năm 1962, hạn hán làm cho nhiều người chết đói, tượng Phật lại rơi nước mắt, không lâu sau đó, trời liền đổ mưa lớn, đại nạn đi qua, cuộc sống của người dân lại yên bình trở lại.
Nhiều người truyền tai nhau rằng, bên trong phần tượng ở của tượng Phật có căn phòng bí mật, ẩn giấu nhiều vàng bạc châu báu.
Lại còn có người đưa ra kết luận, rằng mỗi lần nước sông dâng cao hơn bàn chân của tượng Phật, nghĩa là sẽ có lụt lội xảy ra, người dân nên đề cao cảnh giác. Cũng chính nhờ quan sát tượng Phật, mà người dân nắm bắt chính xác được mực nước sông, tránh được tổn thất.
Lời kết
Từ sau khi được hoàn thành, Lạc Sơn Đại Phật đã phát huy được tác dụng ngày càng lớn, sự chú ý của người dân với địa điểm này cũng ngày càng lớn. Cùng với sự thay đổi của thời đại, đặc biệt những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, truyền thuyết về Lạc Sơn Đại Phật cũng trở nên lu mờ dần, nhưng trên ngực của bức tượng quả thực đúng là có một căn phòng bí mật!
Có một vài điểm còn nghi vấn với căn phòng này, đó là tại sao người ta lại tìm cách tạo ra một căn phòng ở vị trí trên ngực của bức tượng Phật, hành động đó có ý nghĩa như thế nào? Thứ hai là quá trình tìm thấy căn phòng này diễn ra như thế nào?
Và rất có thể trong đó còn chứa đựng những giải đáp cho lịch sử. Điều này chúng ta còn phải chờ sự khảo sát kỹ lưỡng hơn từ các nhà khoa học Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?