Khám phá

Phát hiện cây son đỏ niên đại 4.000 năm, chuyên gia choáng váng khi phân tích thành phần bên trong

Phát hiện mới đã mở ra những hiểu biết cụ thể hơn về sự phát triển của ngành làm đẹp ở Iran nói riêng và thế giới nói chung.

Scotland phát hiện phần hóa thạch còn lại của loài bò sát bay trên một tảng đá lớn / Việt Nam từng phát hiện loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, cả nhân loại đang nỗ lực bảo vệ

Tại một nghĩa trang ở vùng Jiroft, đông nam Iran vào năm 2001, người ta đã tiến hành khai quật và phát hiện ra một lọ mỹ phẩm nhỏ làm từ clorit. Đáng chú ý nhất, bên trong lọ họ tìm thấy một lượng chất màu đỏ còn sót lại được cho là son môi, niên đại từ thời đại đồ đồng (2.000 đến 1.600 trước Công nguyên) và là bằng chứng lâu đời nhất về son môi đỏ trên thế giới.

Lọ son được phát hiện ở Iran

Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Đại học Padua ở Ý đã trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu của họ về chất mịn được cạo ra khỏi chiếc lọ cổ. Theo thời gian, bó đã khô đi và chuyển sang dạng bột màu tím nhạt. Thông qua phương pháp nhiễu xạ tia X và quang phổ khối, các nhà nghiên cứu đã xác định được dấu vết của một số khoáng chất khác nhau trong chế phẩm mỹ phẩm (hematit, manganite, braunite, galena và Anglesite), được trộn với sáp thực vật và chất hữu cơ. Thành phần chính hematit đã làm cho hỗn hợp này có màu đỏ đậm, trong khi đó sáp thực vật sẽ tạo cho nó mùi thơm giống như nước hoa.

Thành phần khoáng vật của chế phẩm mỹ phẩm dùng để chế tạo son môi cổ được khai quật ở Iran

Đáng kinh ngạc là hỗn hợp phức tạp này lại có nhiều sự tương đồng đối vớicông thức chế tạo son môi hiện đại. Những thành phần này cũng có thể tạo ra một loại kem dưỡng ẩm có kết cấu tương tự như son môi ngày nay. Từ đó thấy được sự phát triển vượt bậc của ngành thẩm mỹ từ 4.000 năm trước. Ngoài son môi, dân cư Lưỡng Hà thời đại đồ đồng còn sử dụng cả bút kẻ mắt làm từ một loại bột màu đen được gọi là sormeh.

Khám phá về thỏi son 4.000 năm tuổi được xem là phát hiện có một không hai. Nhà khảo cổ học cũng là đồng tác giả nghiên cứu, ông Massimo Vidale, nói với một phóng viên từ Miami Herald rằng:"Kích thước và hình dạng của lọ (son) hoàn toàn khác so với các lọ mỹ phẩm khác cùng thời kỳ".Từ đó các nhà khảo cổ Ý đưa ra giả thuyết rằng có thể các sản phẩm mỹ phẩm thời cổ đại được gắn nhãn hiệu, đóng gói và phân phối trong các loại hộp đựng tiêu chuẩn với hình thức cụ thể, cho phép dễ dàng nhận biết bằng hình ảnh. Nói cách khác, từ 4.000 năm trước, con người có thể đã thương mại hóa sản phẩm làm đẹp, kinh doanh chúng một cách bài bản và chuyên nghiệp không thua thời hiện đại.

Theo SHTT&ST
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm