Khám phá

Phát hiện chấn động: Xác ướp Ai Cập cổ đại đầu tiên trên thế giới có bào thai trong bụng - Điều khiến chuyên gia kinh ngạc là gì?

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khảo cổ học phát hiện xác ướp Ai Cập cổ đại có bào thai trong bụng. Xác ướp này có từ thế kỷ 1 Trước Công nguyên.

Kinh ngạc với “Bảo tàng xác ướp tự nhiên” nổi tiếng ở Colombia / Xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới được khai quật

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Wojciech Ejsmond cho biết đây là "phát hiện đầu tiên về thi thể ướp xác mang thai. Không có thi thể cổ đại nào khác được bảo quản tốt như vậy của một phụ nữ mang thaiđượcướp xác".

Các chuyên gia từ Học viện Khoa học Ba Lanđã phân tích ADN, chụp CT, X-quang và xácđịnh: Xácướpđược phát hiện ở Thebes (Ai Cập) này là của một người phụ nữđộ tuổi 20. Thờiđiểm người này chết, bào thaiđãđược 28 tuần tuổi.

Phát hiện chấn động: Xác ướp Ai Cập cổ đại đầu tiên trên thế giới có bào thai trong bụng - Điều khiến chuyên gia kinh ngạc là gì? - Ảnh 1.

Hài cốt đầu tiên của một người phụ nữ Ai Cập cổ đại được ướp xác đã được phát hiện ở Thebes, có niên đại hơn 2.000 năm. Ảnh: Học viện Khoa học Ba Lan

Theo các tác giả viết trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, thi thể của người phụ nữ đã chết cách đây 2.000 năm, đã được bọc cẩn thận bằng vải sang trọng, trong quan tài còn có một bộ bùa hộ mệnh của thần hộ mệnh Horus, giúp đưa cô sang thế giới bên kia thuận lợi.

Điều khiến các chuyên gia kinh ngạc xen lẫn khó hiểu là tại sao bào thai lại bị bỏ lại bên trong người phụ nữ và không được ướp xác riêng biệt.

Họ suyđoán rằng, rất có thểđứa con trong bụng người phụ nữ này còn quá nhỏđể danh chính ngôn thuận bước sang thế giới bên kia một cách thuận lợi. Dođó, những ngườiướp xácđãđể em bé lại trong bụng người mẹ.

Phát hiện chấn động: Xác ướp Ai Cập cổ đại đầu tiên trên thế giới có bào thai trong bụng - Điều khiến chuyên gia kinh ngạc là gì? - Ảnh 2.

Vùng bụng của xác ướp hiển thị qua một loạt ảnh quét, với thai nhi gần như có thể nhìn thấy như một khối sáng. Ảnh: Học viện Khoa học Ba Lan

Theo các tác giả nghiên cứu, xác ướp được cho là đã được tìm thấy trong lăng mộ hoàng gia ở Thebes, Thượng Ai Cập, đến từ tầng lớp thượng lưu của cộng đồng Theban.

 

Xácướp này lầnđầu tiênđược phát hiện vào những năm 1800 rồi được đưa đến Warsaw ở Ba Lan vào năm 1826. Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia ở Warsaw.

Trướcđó, các chuyên gia chưa pháthiện được bên trong bụng của xácướp chứa bào thai. Kiểm tra kỹ hơn vào năm 2021, sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta mới nhận rađiều kỳ diệu này.

Các tác giả nghiên cứu viết: Mẫu vật này làm sáng tỏ khía cạnh chưa được tìm thấy của các phong tục chôn cất của người Ai Cập cổ đại và cách giải thích về việc mang thai trong bối cảnh tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.

Tiến sĩ Ejsmond nói thêm: "Đối với các nhà Ai Cập học, đây là một khám phá hấp dẫn vì chúng ta biết rất ít về sức khỏe chu sinh ở Ai Cập cổ đại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm