Khám phá

Xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới được khai quật

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới thông qua phương pháp chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính.

Bí ẩn hình xăm trên xác ướp Ai Cập / Xác ướp không phải người để lộ manh mối về "Ai Cập xanh" chưa từng biết

Theo một báo cáo trên tạp chí Live Science, năm 1826 có một xác ướp được hiến tặng cho Đại học Warsaw, Ba Lan. Dòng chữ trên quan tài chỉ ra rằng, đó là một nhà truyền giáo nam. Mọi người đều tin vào điều này và chưa có bất kỳ nghiên cứu nào trên xác ướp. Mãi đến gần đây, dự án nghiên cứu xác ướp ở Ba Lan được khởi động, các nhà khảo cổ đã sử dụng công nghệ để phát hiện cổ vật trong Bảo tàng Quốc gia Ba Lan, họ nhận thấy sự bất thường.

Xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới được khai quật 1

Xác ướp mang thai đầu tiên

Thông qua chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính, các nhà khảo cổ học phát hiện xác ướp là một phụ nữ từ 20 đến 30. Tại thời điểm qua đời, cô đang mang thai 6,5 đến 7,5 tháng. Nhà nhân chủng học và khảo cổ học người Ba Lan Mazar tiết lộ rằng, họ đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên phát hiện ra xác ướp không có dương vật mà thay vào đó là bộ ngực và mái tóc dài. "Khi nhìn thấy bàn chân và bàn tay nhỏ bé của thai nhi, chúng tôi thực sự bị sốc".

Xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới được khai quật 2

Nhưng điều đáng kinh ngạc là phổi, gan, dạ dày và tim của xác ướp người mẹ được đưa ra ngoài để xử lý, sau đó đưa trở lại vào cơ thể. Đây là một tập tục khá phổ biến ở Ai Cập cổ đại, nhưng họ không làm như vậy với thai nhi.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng không biết nguyên nhân cái chết của người phụ nữ này. Giám đốc của dự án nghiên cứu này, Wojciech Ejsmond suy đoán rằng, nó có thể có mối liên hệ lớn với việc mang thai. Các nhà nghiên cứu sẽ điều tra sâu hơn để tìm hiểu nguyên nhân cái chết của người phụ nữ này và tại sao thai nhi vẫn nằm trong xác ướp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm