Phát hiện chiếc bình gốm 2.300 năm tuổi ẩn giấu lời nguyền tác động lên ít nhất 55 người
Những lời nguyền chết người đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại / Guardiola cân bằng kỷ lục của Mourinho, phá lời nguyền tứ kết với Man City
Một chiếc bình bằng gốm có niên đại khoảng 2.300 năm, bên trong chứa đầy xương của một con gà không đầu kèm theo một chiếc đinh sắt lớn đóng xuyên qua bình vừa được tìm thấy mới đây tại Hy Lạp. Theo nhiều chuyên gia khảo cổ, chiếc bình gốm kỳ lạ này được cho là một phần của một lời nguyền cổ xưa.
Được biết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện chiếc bình gốm nói trên trong quá trình tu bổ Trung tâm thương mại cổ điển Agora (Hy Lạp). Cách đây hàng nghìn năm về trước, nơi đây từng là địa điểm làm việc của những người thợ thủ công Hy Lạp.
Quá trình phân tích sau đó cho thấy toàn bộ mặt ngoài của chiếc bình khắc đầy các ký tự, vốn được cho là tên của 55 ‘nạn nhân’ bị lời nguyền nhắm đến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian, những cái tên này giờ chỉ còn sót lại dưới dạng những kí tự rải rác hoặc chỉ còn là vết mờ, theo Jessica Lamont, giáo sư tại Đại học Yale (Mỹ).
Các kí tự (được cho là tên của người bị nguyền rủa) bên ngoài chiếc bình đã bị mờ gần hết.
Cũng theo chuyên gia này, đinh sắt và xương gà được tìm thấy trong bình nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện lời nguyền. Theo đó, đinh sắt thường được dùng trong những lời nguyền cổ đại, nhằm mục đích tạo ra một dạng sức mạnh siêu nhiên khiến nạn nhân bị nguyền rủa rơi vào cảnh bất động và không thể chống lại.
Trong khi đó, phần xương được tìm thấy trong bình thuộc về một con gà có tuổi thọ khoảng 7 tháng tuổi khi nó bị giết. Các nhà khảo cổ tin rằng, người tạo ra lời nguyền có thể muốn chuyển "sự bất lực khi không thể tự vệ" của con gà sang những người có tên khắc trên mặt bình. Sự hiện diện của đầu và chân gà trong bình hé lộ người tạo lời nguyền đã "tìm cách vô hiệu hóa việc sử dụng chính những bộ phận đó trên cơ thể của nạn nhân", bằng cách "vặn và đâm xuyên đầu cùng chân dưới của con gà".
Đáng chú ý, chiếc bình gốm này được đặt gần giàn hỏa thiêu có chứa xác động vật – nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của lời nguyền. Kiểu chữ viết tay trên bình hé lộ có ít nhất hai cá nhân thực hiện việc khắc tên những nạn nhân. Bản thân những người này được cho là rất am hiểu về cách thực hiện một lời nguyền.
Phần xương gà bên trong bình bị xuyên qua bởi một chiếc đinh sắt cỡ lớn
Các nhà khảo cổ cũng đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau nhằm lý giải động cơ thực hiện lời nguyền của nhóm người này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu cho rằng một vụ tranh chấp pháp lý có thể đã diễn ra cách đây hàng nghìn năm trước. Những người tạo ra lời nguyền đã quyết định ‘khắc cốt ghi tâm’ tên của tất cả kẻ thù mà họ biết, bao gồm gia đình và cả người ủng hộ những người này. Vào thời điểm 300 năm trước Công nguyên, các cuộc xét xử diễn ra phổ biến ở Athens và thu hút rất nhiều công chúng, các chuyên gia khảo cổ cho biết.
Một giả thuyết khác là lời nguyền liên quan tới cuộc xung đột ở Athens khoảng 2.300 năm trước. Sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 trước Công nguyên, đế chế của ông nhanh chóng sụp đổ. Một loạt cuộc xung đột nhằm tranh giành quyền lực giữa các tướng lính dưới quyền Alexander Đại đế đã nổ ra. Sử sách cho biết một vài thế lực muốn giành quyền kiểm soát Athens vào thời kỳ đó. Rất có thể, lời nguyền được một phe phái tạo tạo ra nhằm ‘triệu tiêu’ những tướng lĩnh của phe đối lập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng