Phát hiện đô thị cổ Maya có thể viết lại lịch sử loài người
Nuôi trăn khổng lồ làm thú cưng, bé gái gây 'bão mạng' / Vị đại tướng duy nhất khiến giặc khiếp sợ ngay nơi sào huyệt: Hiển hách muôn đời 'phá Tống bình Chiêm'
Dường như chúng là một phần của mạng lưới các thành phố, đô thị lớn dành cho nhiều người sinh sống.
Các nhà khoa học cho biết họ đã quét laser trên diện rộng qua việc sử dụng công nghệ LiDAR (Light Detection And Ranging) xuyên qua những tán lá dày đặc trong rừng già của Guatemala. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chùm tia laser chiếu từ máy bay xuống mặt đất và đo bước sóng phản hồi để thiết lập hình ảnh ba chiều chi tiết của những vật thể trên mặt đất. Công nghệ này hoạt động tương tự như cách loài dơi phát hiện và săn mồi, chỉ khác là thiết bị này sử dụng sóng ánh sáng thay vì sóng âm.
David Stuart, một nhà nhân chủng học tại Đại học Austin, người đã theo sát dự án này, cho biết Lidar đã lập bản đồ địa hình với độ chính xác tuyệt đối trên từng chi tiết, với chỉ duy nhất một thao tác bấm nút khởi động.
Với nguồn tài trợ từ Quỹ PACUNAM, nhóm đã khảo sát trên tổng diện tích 2.100 km2, với trên 10 khu vực riêng biệt ở miền Bắc Guatemala. Một số khu vực đã được lập bản đồ thủ công, còn lại phần lớn chưa được khám phá.
Nhóm khảo sát cho biết đã tìm thấy hơn 60.000 tồn tích các công trình kiến trúc, và hầu hết là nền đá của những ngôi nhà lợp bằng rơm rạ. Tuy nhiên, có những tồn tích có khả năng cao từng là kim tự tháp, cầu đường và pháo đài. Maya được coi là một trong những nền văn minh bí ẩn bậc nhất trên thế giới.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này là một trong những tiến bộ lớn nhất trong hơn 150 năm khảo cổ học về nền văn minh Maya và có thể khiến chúng ta phải viết lại lịch sử loài người.
Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đều cho rằng nền văn minh Maya chỉ có khoảng 5 triệu cư dân sinh sống. Song nếu so với phát hiện trên thì con số này có vẻ quá thấp. Cư dân của nền văn minh Maya lớn hơn rất nhiều, có thể lên đến 20 triệu người.
Nhà khảo cổ học Tom Garrison của Trường cao đẳng Ithaca (Mỹ) chia sẻ: "Quy mô và mật độ dân số đã bị đánh giá thấp, thực tế có thể gấp 3 hoặc 4 lần so với những suy luận trước đây".
Ông Garrison cũng cho biết, rừng rậm gây khó khăn đối với hoạt động khám phá, nhưng là một công cụ bảo vệ tuyệt vời. “Chúng ta biết rằng người Maya biết làm nông nghiệp, biết cách lấy nước để tưới tiêu. Nhưng chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được quy mô mà họ đã làm. Chúng ta đã tìm thấy những sân thượng hứng nước mưa và hệ thống thủy lợi. Và hệ thống này hiện có ở khắp nơi. Đến nay, quả thật những hiểu biết của chúng ta về người Maya còn rất hạn chế”.
Với dân số đông đúc này, người Maya đã xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc “đáng kinh ngạc” và có thể đã tham gia những cuộc chiến quy mô lớn. Tia laser cũng phát hiện một hệ thống đường lớn nối các hệ thống phòng thủ, tạo thành một mạng lưới phức tạp, giúp hoạt động đi lại luôn được bảo đảm ngay trong mùa mưa lũ. Hoạt động giao thương trao đổi đã rất phát triển dưới thời nền văn minh Maya.
Các hình ảnh cũng cho thấy người Maya đã thay đổi cảnh quan trên phạm vi rộng hơn nhiều so với những gì mà trước đây giới khảo cổ ước lượng. Ở một số vùng, 95% diện tích đất canh tác đã được sử dụng. Nền sản xuất nông nghiệp đã phát triển ở trình độ gần như công nghiệp. Ngoài ra, một kim tự tháp cao 7 tầng, bị rừng già che phủ hoàn toàn cũng được phát hiện.
Những phát hiện mới do tia laser khám phá đã phần nào khẳng định sự “lớn mạnh” của nền văn minh Maya. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính phải mất nhiều năm nữa mới có thể khai quật và nghiên cứu những di chỉ này. Trong khi đó, nhiều câu hỏi mới xung quanh nền văn minh Maya lại được đặt ra.
Theo nhà khảo cổ Thomas Garrison: "Hình ảnh của LiDAR ghi nhận rõ ràng toàn bộ khu vực này là một hệ thống kiến trúc của người cổ đại. Dự án đã lập bản đồ dữ liệu lớn nhất từ trước đến nay cho nghiên cứu khảo cổ với diện tích hơn 2.000 km2 của Khu dự trữ sinh quyển Maya tại Guatemala. Ngoài hàng trăm kiến trúc chưa từng biết trước đó, hình ảnh của LiDAR cho thấy có nhiều tuyến đường nối các trung tâm đô thị và mỏ đá. Trung Mỹ đã xuất hiện một nền văn minh cách đây khoảng 1.200 năm, tương đương với các nền văn minh Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc”.
Ông Canuto, một nhà nghiên cứu khảo cổ học tại Guatemala nói: "Phát hiện mới này đã thay đổi quan niệm trước đây rằng các nền văn minh không thể xuất hiện ở vùng nhiệt đới vì đó là nơi nền văn minh không thể tồn tại. Nhưng với bằng chứng mới của LiDAR từ Trung Mỹ và Angkor Wat của Campuchia, có thể khẳng định đã có những nền văn minh hình thành ở những vùng nhiệt đới và phát triển rực rỡ”.
Công cuộc tìm kiếm những dấu tích của nền văn minh Maya vẫn chưa kết thúc. Các nhà khoa học dự định tiếp tục quét khoảng 13.000 km2 nữa để làm sáng tỏ những dấu tích được cho là huyền thoại mà ngày nay vẫn lưu truyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg