Cây độc: Hoa chuông tím có khả năng cứu người nhưng có thể giết người trong tích tắc
Cây độc: Chỉ chạm nhẹ cũng đau đớn như 'axit nóng và điện giật cùng một lúc' / Cây độc: Hình dáng rất giống với hoa hồi gia vị nhưng ăn vào là ngộ độc
Cây hoa chuông tím còn gọi là hoa chùm pháo hay mao địa hoàng có xuất xứ miền Tây châu Âu, là một loài cây mọc thành chùm, cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm, thân đơn trục thẳng, ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc, lá rộng hình lưỡi mác hoa hình chuông màu hồng tím hat màu trắng nở thành cụm dài. Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào.
Tại Việt Nam, vùng trồng nhiều cây hoa này nhất là Đà Lạt. Số lượng hoa chuông ở đây lên tới hàng trăm cây mà người dân hay gọi là loa kèn, có hình dáng giống như Borrachero...
Theo các chuyên gia cây cảnh, hoa chuông thuộc họ cà Solanaceae. Độc tố chứa trong hoa chuông tựa như độc tố trong cà độc dược nên mọi người không nên dùng. Ngoài ra ở điều kiện bình thường, người có cơ địa dị ứng tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa.
Cây hoa chuông tím đã đi vào y học trong điều trị tim mạch ở một vị trí khá trung tâm. Tuy nhiên theo báo Sức khỏe & Đời sống, bên cạnh khả năng cứu người tức thì, nó cũng có thể giết người chỉ trong khoảnh khắc...
William Withering - một bác sĩ người Anh đã phát hiện ra dược tính của loại cây này vào thế kỷ 18. Và cũng từ đó, hàng loạt những tác dụng tai hại độc tính cũng được tìm ra.
Chính vì tác dụng chốt giữ canxi trong tế bào mà cây có thể gây tử vong cho người bệnh. Người ta phát hiện ra rằng, không chỉ lá mà toàn bộ thân cây cũng như hoa và hạt đều có thể gây tử vong.
Mặc dù tài liệu lịch sử không ghi rõ tên, tuổi, thời điểm cụ thể của những cái chết do cây hoa chuông. Nhưng với những con số quan sát được và bằng những phép tính suy diễn logic, người ta đã ước lượng được liều gây chết của loài cây hoa tím này.
Theo những tính toán cụ thể, người ta ước lượng liều gây chết của cây là từ 2-5g lá cây tươi. Liều lượng này có thể gây chết một người đàn ông khỏe mạnh nặng 50-70kg. Nếu chúng ta vô tình ăn phải lá cây, thân cây hay là uống nước sắc, nước chiết của cây thì chỉ cần 2g dịch chiết, 2g lá tươi hoặc 5g lá khô thì biến chứng xảy ra là tệ hại. Gần như 100% nạn nhân tử vong.
Nói về loài hoa chuông tím, trao đổi trên báo Gia đình & xã hội, Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Hữu Hiển cũng phân tích: “Những năm gần đây, cây hoa chuông được nhiều người trồng để làm cảnh vì đẹp, dễ trồng. Lá cây có vị đắng nên nhiều người lầm tưởng có thể ăn được. Hoa chuông có hình dáng rất đẹp. Tuy nhiên, đây là loài cây có độc tính cao, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, suy hô hấp dễ dẫn đến tử vong. Mọi người không nên nghe tin đồn loại lá, hoa chuông tốt cho sức khỏe mà dùng làm món ăn. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích có thể dẫn tới tử vong. Nếu có các dấu hiệu này cần đến bệnh viện cấp cứu ngay”. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách