Khám phá

Phát hiện giun cổ đại hồi sinh sau 46.000 năm đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu

Sau hàng chục nghìn năm bị đóng băng, loài giun cổ đại này đã hồi sinh khiến giới khoa học bàng hoàng.

Bộ bàn ghế độc nhất vô nhị làm từ gỗ hương đỏ nguyên khối: Giá hàng tỷ đồng, nặng tới 1,3 tấn / Việt Nam từng xuất hiện loạt 'dị thú' độc nhất vô nhị khiến thế giới sởn da gà: Số 1 nhìn là ám ảnh

Theo trang IFL Science đã đưa tin, một loài giun cổ đại đã sống lại sau 46.000 năm bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Phân tích carbon phóng xạ cho thấy những loài động vật nhỏ bé, được gọi là tuyến trùng được hồi sinh sau một giấc ngủ dài bắt đầu từ cuối kỷ Pleistocene, khoảng 45.839 đến 47.769 năm trước.

Những sinh vật cực nhỏ này còn thuộc về một loài mà trước đây khoa học chưa biết đến được đặt tên là Panagrolaimus kolymaensis.

Ảnh minh hoạ.

Tuyến trùng còn được gọi là giun tròn, đây là một trong số ít sinh vật có khả năng sống sót ở môi trường khắc nghiệt như vậy trong thời gian dài. Để có thể làm được điều đó, chúng đi vào trạng thái lấp lửng “cryptobiosis”, tất cả các quá trình trao đổi chất có thể đo lường được sẽ ngừng hoạt động cho đến khi điều kiện môi trường được cải thiện, vào năm 2018, tuyến trùng đã được hồi sinh sau 42.000 năm.

Các sinh vật khác có khả năng làm được điều đó bao gồm gấu nước và luân trùng. Trong một ví dụ đặc biệt đáng kinh ngạc về hiện tượng này, các nhà khoa học đã tìm thấy một bào tử vi khuẩn được bảo quản trong hổ phách từ 25 đến 40 triệu năm.

Trong nghiên cứu mới nhất, P. kolymaensis được phát hiện ở độ sâu 40 mét (130 feet) ở lớp băng vĩnh cửu trên bờ sông Kolyma ở phía đông bắc Siberia. Lớp đất đóng băng ở những vùng này là nơi chứa đựng vô số phát hiện cổ xưa và bất ngờ, từ DNA cổ xưa và virus cho đến cả một con gấu.

Phân tích carbon phóng xạ của nguyên liệu thực vật trong các mẫu băng vĩnh cửu đã đặt chúng vào thế Pleistocene muộn và các phân tích bộ gen của tuyến trùng xác định chúng là một loài chưa được mô tả.

Các nhà nghiên cứu đã nuôi giun trong hơn 100 thế hệ và so sánh bộ gen của chúng với một trong những họ hàng còn tồn tại của chúng để nghiên cứu về cách lưu trữ tế bào và mô ở loài động vật bí ẩn trên.

 

Những phát hiện này có ý nghĩa đối với sự hiểu biết của con người về các quá trình tiến hóa, vì thời gian thế hệ có thể kéo dài từ vài ngày đến hàng thiên niên kỷ, đồng thời sự tồn tại lâu dài của các cá thể trong loài có thể dẫn đến sự tái lập các dòng dõi đã tuyệt chủng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm