Khám phá

Phát hiện hang động ngầm dài 50 km và rộng 100 mét ở Mặt Trăng

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một hang động ngầm kéo dài 50 km và rộng 100 mét ở khu vực Đồi Marius của Mặt Trăng, thích hợp để xây dựng một căn cứ không gian và bảo vệ các phi hành gia khỏi những mối nguy trên bề mặt.

Những sự thật thú vị về lịch sử thế giới / Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng

Hang động này được phát hiện bởi tàu thăm dò quỹ đạo SELENE của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), qua một hệ thống radar để dò quét những cấu trúc ngầm bên dưới bề mặt Mặt Trăng.

Ban đầu, SELENE tìm thấy một miệng hố rộng 50 mét và sâu 50 mét. Ngay sau đó, các nhà khoa học tiến hành khảo sát chi tiết hơn về khu vực này thì nhận thấy rộng hơn nữa. Vùng không gian ngầm này rộng đến nỗi có thể xây dựng một căn cứ không gian cho các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng trong tương lai.

Khu vực Đồi Marius, nơi được nhóm nghiên cứu của JAXA xác định là có hang động sâu bên dưới. Hình ảnh: NASA Goddard.

Dữ liệu thu thập từ được con tàu thăm dò của Nhật Bản, có tên gọi khác là Kaguya được đặt theo Nàng tiên Ống tre trong cổ tích Nhật, rằng hang động này được tạo nên bởi cấu trúc đá cứng rất vững chắc, sâu trong các lớp đá có thể chứa băng giá hay nước đóng băng để dễ dàng chuyển thành nhiên liệu.

JAXA cho biết vùng không gian này còn có thể rộng và sâu hơn nữa, thậm chí nơi rộng nhất có thể lên đến 200 mét, ở bên dưới khu vực Đồi Marius của Mặt Trăng. Nơi đây vào 3,5 tỷ năm trước là một hồ dung nham nóng chảy khi hoạt động núi lửa trên Mặt Trăng lúc này còn mạnh mẽ.

Phát hiện hang động ngầm dài 50 km và rộng 100 mét ở Mặt Trăng - Ảnh 2.

Chú thích các vị trí địa hình trên Mặt Trăng và những điểm hạ cánh của các sứ mệnh Apollo trong quá khứ. Đồi Marius là nơi phát hiện hang động ngầm. Hình ảnh: NASA. Dữ liệu: NASA, JAXA.

"Trước đây chúng tôi vẫn biết rằng có sự tồn tại của những hồ dung nham, nhưng chưa bao giờ tìm thấy được trong thực tế. Những hồ dung nham này sẽ là địa điểm thích hợp để tạo dựng các căn cứ không gian, bởi vì điều kiện nhiệt độ ổn định cũng như bảo vệ được con người khỏi bức xạ và tia vũ trụ trên bề mặt.

Khu vực này rất lý tưởng để bảo vệ phi hành đoàn khỏi những điều kiện khắc nghiệt bên trên bề mặt. Mặt Trăng vốn không có bầu khí quyển dày như Trái Đất, nhiệt độ ở đây lên đến 107 độ C vào ban ngày và xuống đến -153 độ C vào ban đêm, cũng như bị hứng chịu nhiều bức xạ từ vũ trụ.

 

Chúng ta chưa có cơ hội nhìn thấy cận cảnh bên trong hang động này, nên nó sẽ là mục tiêu gần cho các sứ mệnh tiếp theo của chúng ta", nhà nghiên cứu Junichi Haruyama ở JAXA cho biết.

Hệ thống radar của SELENE không được thiết kế để xác định các hồ dung nham, mà chỉ dùng để nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển địa chất của Mặt Trăng, do đó nó bay khá xa so với bề mặt để có thể biết được chính xác vùng không gian bên trong rộng lớn như thế nào.

Những miệng hồ dung nham cũng có mặt nhiều trên Trái Đất, nhưng nó không lớn như ở Mặt Trăng. Các nhà khoa học Mỹ ước lượng vùng không gian bên trong miệng hồ này là rất lớn, thậm chí chứa được vài lần cả thành phố Philadelphia rộng lớn.

Phát hiện hang động ngầm dài 50 km và rộng 100 mét ở Mặt Trăng - Ảnh 3.

Ước lượng tương quan kích cỡ của hang động mới phát hiện và thành phố Philadelphia của Hoa Kỳ. Đồ họa: David Blair/Đại học Purdue.

Khám phá này sẽ thúc đẩy các sứ mệnh thăm dò của các quốc gia khác kể từ khi sứ mệnh Apollo cuối cùng đưa con người lên Mặt Trăng đã kết thúc được từ nửa thế kỷ trước.

 

Qua sự kiện này, JAXA cho biết sẽ đưa người lên Mặt Trăng vào khoảng năm 2030, và có thể là thông qua một sứ mệnh hợp tác với quốc tế.

Cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa các cường quốc

Vào thời gian Chiến tranh Lạnh, cuộc chạy đua vào không gian được diễn ra ở hai cường quốc là Hoa Kỳ và Liên Xô, thì giờ đây hai quốc gia lớn mạnh ở Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang tiếp tục cuộc chạy đua này.

Trung Quốc cho biết họ muốn có sứ mệnh có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2036 và là bước đi đầu tiên trong những chương trình đưa người đến định cư ở Mặt Trăng và Sao Hỏa trong tương lai xa. Năm 2016, nước này cho biết họ đã có kế hoạch cho việc tạo một vùng lãnh thổ ở đó.

"Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là khám phá, định cư và phát triển. Chúng tôi muốn đặt chân lên Mặt Trăng, ở lại đó lâu dài và thành lập một cơ sở nghiên cứu," ông Wu Weiren, thiết kế trưởng của chương trình chinh phục Mặt Trăng và Sao Hỏa của Trung Quốc, cho biết.

 

Nga hiện cũng có kế hoạch xây dựng cơ sở trên Mặt Trăng với phi hành đoàn đầu tiên gồm 4 người, vào khoảng năm 2030. Trong lịch sử, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hoa Kỳ là những quốc gia đã đưa thiết bị lên bề mặt Mặt Trăng nhưng chỉ có duy nhất Hoa Kỳ là đưa con người lên Mặt Trăng thành công.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm