Khám phá

Phát hiện hành tinh giống Trái Đất nằm ngay "vùng sự sống"

Một bản sao Trái Đất thực thụ có thể đã được các "thợ săn hành tinh" của NASA "tóm" được.

Hé lộ lý do các phi tần thời cổ đại "trọng dụng" các thái giám dù cho có nhiều cung nữ bên cạnh / Chuyện về nam sủng của Hán Văn Đế: Dám bày tỏ tình cảm với Hoàng đế khiến Thái tử phải ôm hận, cuối đời chết trong nghèo đói

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Chicago (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của Vệ tinh khảo sát Ngoại hành tinh TESS của NASA và tìm ra TOI-700d, một hành tinh cỡ kích cỡ chỉ hơn Trái Đất một chút và nằm ngay trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ nó quay quanh.

"Vùng sự sống" tức vùng Goldilocks, còn gọi là "vành đai xanh", "khu vực có thể ở được" là nơi cách ngôi sao mẹ vừa đủ để các hành tinh có được nhiệt độ phù hợp và giữ được bầu khí quyển, nước ở trạng thái lỏng. Trái Đất của chúng ta nằm trong vùng sự sống của Mặt Trời.

Phát hiện hành tinh giống trái đất nằm ngay vùng sự sống - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả hệ hành tinh TOI-700 - Ảnh: Sci-News/NASA

Theo báo cáo mới đây tại Hội nghị lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ, TOI-700d thuộc vùng sự sống của "mẹ" là TOI-700, một ngôi sao lùn đỏ khá lạnh loại M. Ngôi sao này có khối lượng và kích thước khoảng 40% Mặt Trời của chúng ta, sở hữu 3 hành tinh quay quanh, trong đó TOI-700d là hành tinh xa nhất.

TOI-700d có kích thước tương đương 1,1 lần trái đất, một kích cỡ phù hợp với sự sống mà các nhà thiên văn luôn săn lùng. Nó quay quanh sao mẹ một vòng hết 38 ngày, gần sao mẹ hơn khoảng cách trái đất – Mặt Trời rấ nhiều. Nhưng vì sao mẹ của nó lạnh hơn nên khoảng cách và quỹ đạo này là vừa đủ để nó lọt vào khu vực sống được của ngôi sao.

Hành tinh gần sao mẹ nhất trong hệ này là TOI-700b, một hành tinh đá có kích thước đúng bằng Trái Đất, nhưng có thể quá nóng cho sự sống. Mỗi năm trên đó dài khoảng 10 ngày Trái Đất.

Hành tinh thứ 2 là TOI-700 C, một gã khổng lồ khí gấp 2,6 lần Trái Đất, 1 năm dài 16 ngày.

Để tìm hiểu về bộ ba hành tinh này, các nhà khoa học đã kết hợp thêm dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Spitzer và một số hệ thống quan sát khác, dùng phương pháp vận tốc xuyên tâm để "nhìn" rõ hơn các thiên thể.

 

Một điều thú vị khác họ tìm ra là 3 hành tinh này đều bị "khóa" với sao mẹ như cách Mặt Trăng bị khóa với trái đất, tức luôn hướng về sao mẹ bằng một mặt nhất định. Vì vậy một nửa của cả 3 hành tinh này đều là ban ngày, nửa còn lại luôn là ban đêm.

Công cuộc tìm hiểu hành tinh trong vùng sự sống TOI-700d vẫn tiếp diễn và các nhà khoa học kỳ vọng nó sẽ sở hữu một môi trường sống được rất đặc biệt, khác hẳn trái đất với 2 nửa sáng và tối, sống được và không sống được khác nhau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm