Khám phá

Phát hiện hố đen bí ẩn lớn gấp 33 tỷ lần Mặt trời

Các nhà thiên văn học của Đại học Durham (Anh) đã phát hiện ra một hố đen siêu lớn - gấp khoảng 33 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Đào mộ cho mẹ, chàng trai phát hiện 'hố đen' khổng lồ trong vườn - Hàng xóm 'hối lộ' 1,7 tỷ đổi lấy kho báu / Các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra ánh sáng đằng sau hố đen

Hố đen siêu lớn. (Ảnh: RIA)

Hố đen siêu lớn. (Ảnh: RIA)

Kênh Sky News đưa tin, tác giả chính của nghiên cứu là nhà thiên văn James Nightingale từ Khoa Vật lý tại Đại học Durham.
Ông cho biết hố đen đặc biệt này, có khối lượng gấp khoảng 30 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Đây là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
“Theo quan điểm của chúng tôi, đây là giới hạn trên về độ lớn của hố đen về mặt lý thuyết, vì vậy đó là một khám phá cực kỳ thú vị" – ông nói.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia. Theo các tác giả, công trình của họ mở ra khả năng cho các nhà thiên văn học phát hiện ra những lỗ đen siêu lớn hơn nữa.
Nghiên cứu trên được hỗ trợ bởi Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh, Hiệp hội Hoàng gia, Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh và Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu.
Các lỗ đen siêu lớn là những vật thể nặng hơn Mặt trời vài triệu hoặc hàng tỷ lần. Chúng nằm ở trung tâm của nhiều thiên hà, bao gồm cả Dải Ngân hà.
Các quan sát vật lý thiên văn cho thấy các lỗ đen siêu lớn đã tồn tại trong Vũ trụ của chúng ta gần như ngay từ đầu.
Lỗ đen lâu đời nhất trong số chúng được ước tính là 13,7 tỷ năm tuổi, trong khi tuổi của Vũ trụ là 13,799 tỷ năm.
Làm thế nào các vật thể lớn như vậy xuất hiện trong một thời gian ngắn như vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích rõ ràng.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm