Khám phá

Dân làng đang xây đập bỗng mặt đất rung chuyển, hố đen lớn xuất hiện: Chuyên gia tức tốc đến, kinh ngạc nhìn vào bên trong

Các chuyên gia đều kinh ngạc với cảnh tượng trước mắt.

Đi theo con đường rải 3 tấn tiền xu, đội khảo cổ tìm đến lăng mộ xa hoa khó tin: Có cả... nhà vệ sinh cho chủ mộ! / 2 thi thể nam chôn chung lăng mộ khiến giới khảo cổ đau đầu: Tấm văn bia tiết lộ số phận bi kịch của cặp đôi thái giám nhà Minh!

Năm 1965, người dân ở một ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc đã vô tình tìm thấy lăng mộ của Lang Gia Vương – Tư Mã Kim Long thuộc triều đại Bắc Ngụy. Khi đó, dân làng đang triển khai xây một con đập nên họ bắt đầu đào đất. Nào ngờ, khu vực đang đào lại rung chuyển và đất đổ ập xuống tạo thành một cái hố lớn.

Mọi người nghi ngờ dưới hố có vật gì đó nên đã thử ném một que diêm xuống đó. Nhưng, họ chưa kịp thấy gì thì ngọn lửa đã vụt tắt. Trưởng làng cho rằng bên dưới có thể là mộ cổ nên đã liên hệ ngay với bảo tàng của thành phố để báo cáo sự việc. Ngay khi nhận được thông tin, các nhà khảo cổ đã lập tức tới nơi và tiến hành khai quật.

Bảo vật quốc gia xuất hiện

Dân làng đang xây đập bỗng mặt đất rung chuyển, hố đen lớn xuất hiện: Chuyên gia tức tốc đến, kinh ngạc nhìn vào bên trong - Ảnh 1.

Rất nhiều tượng gốm được tìm thấy bên trong lăng mộ của Lang Gia Vương. (Ảnh: Kknews)

Sau khi khảo sát sơ bộ, các chuyên gia đã xác định đây là lăng mộ của Lang Gia Vương – Tư Mã Kim Long nhờ vào văn bia. Tư Mã Kim Long là con trai của danh tướng Tư Mã Sở Chi và công chúa nhà Bắc Ngụy. Sau này, Tư Mã Kim Long thừa kế tước hiệu của cha mình là Lang Gia Vương, ông đã từng đảm nhiệm các chức quan như thị trung, thứ sử tỉnh Sóc Châu và tư không.

Quy mô của lăng mộ tuy không phải là lớn nhưng đã bị những kẻ trộm mộ lấy hầu hết đồ có giá trị. Điều này khiến các nhà khảo cô vô cùng ngạc nhiên bởi sử sách, ghi chép về nơi đặt lăng mộ của Lang Gia Vương – Tư Mã Kim Long chỉ vỏn vẹn đúng 199 chữ. Thậm chí, với các chuyên gia, việc xác định vị trí của lăng mộ rất khó, vậy mà những kẻ trộm mộ lại có thể dễ dàng tìm thấy.

Dân làng đang xây đập bỗng mặt đất rung chuyển, hố đen lớn xuất hiện: Chuyên gia tức tốc đến, kinh ngạc nhìn vào bên trong - Ảnh 2.

Một trong số những cổ vật bị kẻ trộm mộ bỏ lại. (Ảnh: Kknews)

Những kẻ trộm mộ bỏ lại bên trong những đồ mà chúng cho là vô dụng như văn bia, tượng gốm, bình sứ, bình phong và một vài thứ khác. Các chuyên gia cho rằng những món cổ vật bị bỏ lại này đều có giá trị khảo cổ rất lớn.

Ở thời điểm đó, do bảo tàng địa phương còn thiếu điều kiện bảo quản nên những bức bình phong bằng gỗ sơn mài được gửi đến Cục Di tích Văn hóa thành phố.

 

Tuy nhiên, bất ngờ rằng, sau khi phân loại và thẩm định, các chuyên gia đã phát hiện rằng những bức bình phong tưởng là vô giá trị hóa ra lại là bảo vật quốc gia vô cùng quý giá. Thậm chí chúng còn không được trưng bày tại các bảo tàng của nước ngoài.

Dân làng đang xây đập bỗng mặt đất rung chuyển, hố đen lớn xuất hiện: Chuyên gia tức tốc đến, kinh ngạc nhìn vào bên trong - Ảnh 4.

Những bức bình phong sơn mài được chế tác tinh xảo được tìm thấy trong lăng mộ. (Ảnh: Kknews)

Mỗi bức bình phong dài khoảng 80 cm, rộng 20 cm và dày 2,5 cm và chúng vẫn còn rất nguyên vẹn. Bề mặt của chúng đều được sơn son thếp vàng. Các nét vẽ không chỉ sống động như thật mà còn được phối màu rất rực rỡ, điệu nghệ.

Vào thời điểm đó, vẽ tranh sơn mài khó hơn vẽ trên giấy hoặc lụa rất nhiều. Điều này đã chứng minh rằng những bức bình phong này được chế tác với kỹ thuật vào loại bậc nhất của thời Bắc Ngụy. Nhờ có chúng, các nhà khảo cổ có thể dễ dàng tái hiện được rõ nét lịch sử của nhà Ngụy cũng như sự phát triển của ngành sản xuất sơn mài thủ công của thời đại này.

Dân làng đang xây đập bỗng mặt đất rung chuyển, hố đen lớn xuất hiện: Chuyên gia tức tốc đến, kinh ngạc nhìn vào bên trong - Ảnh 6.

Cận cảnh chi tiết của một trong số những bức bình phong quý giá. (Ảnh: Kknews)

 

Có lẽ ngay cả chủ nhân của ngôi mộ - Lang Gia Vương cũng không ngờ được rằng những tấm bình phong của mình lại trở thành bảo vật của quốc gia.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng, giá trị của các di tích văn hóa không xác định bằng định giá chúng bao nhiêu tiền mà năm ở giá trị nghiên cứu lịch sử và văn hóa mà chúng mang lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm