Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long có sừng mới
Khủng long nuôi con bằng sữa? / Mexico: Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long dài 5 m
Hóa thạch của loài khủng long Kosmoceratops. Ảnh: Daily Mail.
Hai loài khủng long mới được phát hiện này sống trên “lục địa đã bị lãng quên Laramidia ở cuối Kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 68 đến 99 triệu năm.
Lục địa Laramidia được hình thành khi một phần lục địa thuộc Bắc Mỹ hiện nay bị ngậm nước và tách thành một khu vực riêng giống như một bán đảo, bao gồm các bang Montana, Wyoming, Utah, New Mexico, Alaska, Texas (Mỹ) và các tỉnh Alberta và Saskatchewan (Canada) ngày nay.
Hóa thạch khủng long thứ nhất mới được phát hiện là của loài Kosmoceratops, có họ rất gần với loài khủng long có sừng nổi tiếng Triceratops. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là loài khủng long Kosmoceratops có tới 15 chiếc sừng trong khi loài Triceratops chỉ có 3 sừng.
Những chiếc sừng của loài khủng long Kosmoceratops mọc ở trên mũi, mắt và hai bên miệng cùng với 10 chiếc sừng mọc trên đình đầu trong giống như những chiếc bờm. Các nhà khoa học đây là loài khủng long có nhiều sừng nhất được phát hiện từ trước tới nay.
Tiến sĩ Scott Sampson, thuộc Viện bảo tàng lịch tự nhiên Utah (Mỹ) và là thành viên nhóm khai quật, cho biết: “Kosmoceratops là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từng được phát hiện từ trước tới nay, với một chiếc hộp sọ khá lớn khá lớn và nhiều sừng nhỏ kết lại với nhau”.
Hóa thạch khủng long thứ 2 là của loài Utahceratop gettyi. Ảnh: Daily Mail. |
Trong khi đó, loài khủng có sừng thứ 2 được tìm thấy có tên là Utahceratops gettyi. Loài khủng long này, được tìm thấy cùng với hóa thạch của một loài khủng long Kosmoceratops tại sa mạc Grand Staircase ở miền nam của bang Utah, cũng có một chiếc sừng lớn ở trên mũi và những chiếc sừng nhỏ hơn ở trên mắt, trông khá giống với loài bò rừng hiện đại.
Các nhà khoa học, thuộc Viện bảo tàng lịch tự nhiên Utah, giải thích rằng mặc dù những loài khủng long như Kosmoceratops hay Utahceratops có sừng, nhưng chúng dường như chỉ sử dụng những chiếc sừng này để tìm bạn tình hơn là một loại vũ khí để chiến đấu với kẻ thù như loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus rex.
“Phần lớn các loài động vật sử dụng những chiếc sừng của chúng như một loại vũ khí để chiến đấu với kẻ thù. Nhưng dường như những loài khủng long có sừng ăn cỏ chủ yếu sử dụng những chiếc sừng của mình để hấp dẫn các bạn tình”, tiến sĩ Scott Sampson nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt