Khám phá

Phát hiện hóa thạch của loài ăn thịt trước khủng long

Các nhà cổ sinh vật học người Brazil đã phát hiện ra hóa thạch gần như nguyên vẹn của một loài động vật ăn thịt, được cho là xuất hiện trên Trái Đất trước cả loài khủng long.

Mexico: Phát hiện hóa thạch đuôi khủng long dài 5 m / Phôi thai khủng long biết di chuyển như chim


Đây là hóa thạch nguyên vẹn nhất của loài Prestosuchus được tìm thấy từ trước đến nay. Ảnh: Daily Mail.

Hóa thạch được tìm thấy có chiều dài 6,7m, được các nhà khoa học cho là của loài Prestosuchus, một loài động vật ăn thịt sống trên Trái Đất cách đây 238 triệu năm. Loài động vật thuộc họ bò sát này có sọ to, với những chiếc răng sắc nhọn và có đuôi khá dài.

Loài Prestosuchus, có trọng lượng khoảng 400 kg, được cho là tồn tại trên Trái đất ở thời kỳ Triassic (cách đây 250 triệu đến 205 triệu năm). Trong khi đó, loài khủng long được cho là xuất hiện trên hành tinh của chúng ta cách đây 230 triệu năm trước khi tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.

Hóa thạch của loài Prestosuchus được các nhà cổ sinh vật học thuộc trường đại học Lutheran (Brazil) phát hiện tại thị trấn Dona Francisca cách thành phố Porto Alegre, thủ phủ của bang Rio Grande do Sul khoảng 260 km.

"Hóa thạch này nguyên vẹn tới mức chúng tôi không thể tưởng tượng được”, giáo sư Da Silva nói. “Hóa thạch mới được phát hiện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loài động vật ăn thịt Prestosuchus và giúp các nhà khoa học tái tạo chính xác hơn khung xương của loài động vật này”.

 

Đây cũng là hóa thạch đầu tiên của loài Prestosuchus được phát hiện với xương chân còn nguyên vẹn. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng tìm ra cách di chuyển của loài động vật cổ xưa trên Trái Đất.

Dấu vết của loài Prestosuchus được phát hiện lần đầu tiên ở Brazil vào năm 1938 bởi một nhà cổ sinh vật học người Đức có tên là Friedrich von Huene.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm