Khám phá

Phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới

Các nhà khảo cổ học vừa khai quật được hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ mới sống vào Kỷ Phấn Trắng.

Thực vật tiền sử từ thời khủng long vẫn đang sống tốt / Phát hiện đường vào "rừng bóng tối" thời khủng long dưới sông băng Nam Cực

Các nhà nghiên cứu tại Đài tưởng niệm Quốc gia Grand Staircase-Escalante ở Utah, Mỹ đã phát hiện ra loài khủng long mới, có tên là Machairoceratops cronusi.

Hóa thạch của loài khủng long mới được khai quật ở vùng thuộc tiểu bang Utah, Tây Nam nước Mỹ.

Dựa trên cấu trúc khung xương, các nhà khoa học nhận định Machairoceratops có kích thước khổng lồ với chiều dài từ từ 5,8 – 7,9 m và nặng khoảng 1-2 tấn. Nó có sừng, mỏ chim, lá chắn cổ và thuộc nhóm khủng long ăn cỏ ceratopsids Centrosaurine.

Hình vẽ mô phỏng loài khủng long mới Machairoceratops cronusi.

"Machairoceratops là loài duy nhất sở hữu hai sừng lớn và cong về phía trước kéo dài đến phía sau cổ. Mỗi phần bị tách ra bằng rãnh đặc biệt mở rộng từ gốc đến đỉnh sừng. Hiện vẫn chưa rõ tác dụng của cấu tạo này”, Erik Lund, trưởng nhóm phát hiện hóa thạch mới, cho biết.

Theo nhà khảo cổ Patrick O'Connor, việc phát hiện loài khủng long ăn cỏ ở Mỹ khiến nhóm nghiên cứu khá bất ngờ vì thông thường chúng được tìm thấy ở những nơi như Alaska và Montana.

Machairoceratops trú ngụ ở vùng miền nam vùng lục địa Laramidia, Bắc Mỹ cách đây khoảng 77 triệu năm, trong thời kỳ Kỷ Phấn Trắng. Trước đó, những loài khủng long cùng loại chủ yếu sinh sống ở phía Bắc Laramidia.

Việc khác nhau về môi trường sống khiến cùng loài khủng long ăn cỏ nhưng phân thành hai nhóm có quá trình tiến hóa khác nhau.

 

Phát hiện mang tính lịch sự được công bố trên tạp chí khoa học Plos One.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm