Phát hiện hóa thạch của loài thằn lằn bay khổng lồ, sống cách đây khoảng 100 triệu năm
Hương Phi - phi tần nhiều huyền sử nhất của vua Càn Long: "Cống phẩm" cho Hoàng đế, chết dưới tay Thái hậu và khiến Kế Hậu bị thất sủng? / Dù yêu thương, sủng ái hết mực, nhưng tại sao Càn Long vẫn không sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu?
Một loài thằn lằn bay sống cách đây 100 triệu năm ở Sahara vừa được phát hiện. Hoá thạch của chúng được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khoa học tới từ đại học Baylor, Texas.
Những mẫu vật được tìm thấy tại một ngôi làng nhỏ tên là Beggaa, phía đông nam Morocco.
Loài mới này có sải cánh dài tới 4m và sống ở quanh dòng sông trên địa điểm nay là sa mạc Sahara. Chúng là loài săn cá cừ khôi trong thời đại của mình. Các nhà khoa học đặt tên cho chúng là Pterizards, thời điểm chúng còn tồn tại thì khu vực Sahara là một hệ sinh thái tươi tốt với rất nhiều loài cá, cá sấu, rùa và cả khủng long ăn thịt.
Với sải cánh như trên, xương của chúng mỏng gần như giấy và chứa đầy không khí giống như các loài chim hiện đại. Điều này cho phép dù có kích thước khổng lồ chúng vẫn bay lượn được trên bầu trời.
Loài thằn lằn bay có thể bay hàng trăm km để kiếm thức ăn, nhiều bằng chứng cho thấy chúng di chuyển từ Nam Mỹ tới châu Phi để kiếm mồi như một số loài chim di cư hiện đại ngày nay.
Nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu là Megan Jacob cho biết, hoá thạch những loài thằn lằn bay hầu hết được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ nên việc tìm thấy chúng ở châu Phi là vô cùng quý hiếm.
Các mẫu vật sẽ được trưng bày trong một bảo tàng ở Morocco.
End of content
Không có tin nào tiếp theo