Phát hiện hoá thạch loài chim cánh cụt “quái vật”
Hóa thạch 70 triệu năm hé lộ về "quái vật Loch Ness" lớn chưa từng thấy / Tìm thấy hóa thạch hà mã cổ đại được mệnh danh "máy hút bụi"
Loài chim cánh cụt cổ đại mới được phát hiện được cho có chiều cao khoảng 1,6 mét hoặc ngang với chiều cao của một phụ nữ trưởng thành và nặng tới 80kg, được đặt tên là Crossvallia waiparensis, sống cách đây khoảng 66 triệu năm trước.
Phát hiện hoá thạch loài chim cánh cụt “quái vật” - 1 Hình ảnh phác hoạ loài chim cánh cụt cổ đại có kích thước khổng lồ.
Trước đó, loài chim cánh cụt khổng lồ được phát hiện là Palaeeudyptes klekowskii, 37 triệu năm tuổi, cao gần 2 m và nặng 115 kg.
Nhà cổ sinh vật học nghiệp dư và nhà đồng nghiên cứu Leigh Love đã tìm thấy xương chân hóa thạch của chim cánh cụt mới ở thị trấn Waipara, nằm ở Canterbury, New Zealand. Khu vực này là một điểm nóng của động vật cổ đại khổng lồ.
Những sinh vật đã tuyệt chủng từng được phát hiện ở khu vực này bao gồm vẹt lớn nhất thế giới, đại bàng khổng lồ, dơi khổng lồ, moa (một loài chim khổng lồ, không biết bay) và năm loài chim cánh cụt khác.
"Khi Crossvallia còn sống, New Zealand và Nam Cực rất khác so với ngày nay - Nam Cực được bao phủ bởi rừng và cả hai đều có khí hậu ấm áp hơn nhiều", Paul Scofield, nhà nghiên cứu cao cấp về Lịch sử tự nhiên tại Bảo tàng Canterbury ở New Zealand cho biết.
Xương chân của loài chim cánh cụt Crossvallia hoàn toàn khác biệt với những con chim cánh cụt hiện đại. Các nghiên cứu giải phẫu cho thấy Crossvalia sử dụng chân nhiều hơn khi bơi so với chim cánh cụt hiện đại hoặc những con chim cổ đại chưa thích nghi với việc đứng thẳng, như chim cánh cụt ngày nay.
Trong khi đó, Daniel Ksepka, người phụ trách Bảo tàng Bruce ở Greenwich, Connecticut, người không tham gia nghiên cứu cho biết: "Nói chung, một con vật càng lớn, chúng càng trở nên hiệu quả hơn trong việc bảo vệ thân nhiệt (rất quan trọng trong chim cánh cụt) và lặn sâu hơn và trong thời gian dài hơn. Kích thước lớn cũng mở ra các tùy chọn con mồi mới và bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi nhỏ hơn”.
Vậy tại sao chim cánh cụt ngày nay nhỏ hơn? Nó không hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự cạnh tranh, thay đổi về con mồi và lãnh thổ có thể giải thích phần nào lý do tại sao chim cánh cụt không còn là loài khổng lồ mà chúng từng có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà