Phát hiện hoá thạch loài khủng long vây kiếm lâu đời nhất thế giới
Tại sao Trái đất không còn sinh vật nào có kích thước lớn như loài khủng long nữa? / Phát hiện loài khủng long mới sau vài thập kỉ "nằm dài" trong bảo tàng
Các nhà khoa học Anh là những người đã phát hiện ra một loài khủng long vây kiếm hoàn toàn mới.

Hoá thạch hoàn chỉnh của một con khủng long vây kiếm được phục dựng.
Tạo hình con khủng long sau khi được phục dựng có xương hình đĩa độc đáo nhô ra khỏi xương sống. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh, chúng thuộc một chi mới có niên đại khoảng 168 triệu năm trước vào thời kỳ kỷ Jura giữa.
Trước đó, chỉ có một trong những con khủng long được biết đến nhiều nhất có niên đại từ thời kỳ cuối kỷ Jura, khiến hoá thạch mới được phát hiện trở thành bằng chứng lâu đời nhất được mô tả và giúp tăng hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của nhóm khủng long này, Susannah Maidment, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Maidment giải thích thêm: “Một điều thú vị đó là có thể có nhiều khủng long vây kiếm hơn để tìm thấy ở những nơi mà cho đến bây giờ vẫn chưa được khai quật”.
Khủng long vây kiếm (Stegosaurus) được xác định sống từ thời kỳ hậu Jura ở miền Tây Bắc Mỹ ngày nay. Loài khủng long dài 9m này gây chú ý bởi nó có hai bộ não lớn bằng quả táo. Một ở trên đầu và một nằm ở phần chính của đuôi. Khủng long vây kiếm (Stegosaurus) thường có thói quen sống theo bầy và có lớp vây nhọn như những lưỡi kiếm trên lưng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Linh dương Impala bỏ mạng oan uổng vì "vũ khí" sắc bén của chính mình
CLIP: Đóng giả ngựa vằn để trêu sư tử, 2 nam thanh niên suýt phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Khỉ đầu chó bất ngờ giải cứu linh dương Impala khỏi nanh vuốt báo săn
CLIP: Linh dương đầu bò bỏ mạng vì… ngủ quên giữa đồng cỏ
CLIP: Rình rập đỉnh cao, báo hoa mai hạ sát ngựa vằn trong chớp mắt
CLIP: Bị cầy mangut bất ngờ 'đánh úp' rồi lôi đi, rắn hổ mang đón nhận cái kết khó ngờ