Phát hiện loài khủng long mới sau vài thập kỉ "nằm dài" trong bảo tàng
Những loài khủng long hình thù "quái đản" nhất thế giới / "Khủng long bạo chúa đại dương", nỗi kinh hoàng của cá mập thời tiền sử
Nguồn: CNN.
Xương của loài khủng long mới này được từng được xác định nhầm là loài Massospondylus – một con khủng long từ thời kỳ đầu kỉ Jura. Con khủng long này được tìm thấy ở Nam Phi vào năm 1978 và đang được lưu giữ tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi.
Tuy nhiên, sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và Đại học Witwatersrand đánh giá lại mẫu vật, họ nhận ra rằng xương và hộp sọ lại thuộc về một loài hoàn toàn mới.
Ảnh Micro CT của loài khủng long Ngwevu intloko.
Nhà nghiên cứu khủng long Paul Barrett chia sẻ với CNN: "Các đồng nghiệp của tôi đã giám định mẫu vật này rất nhiều năm, nhưng họ luôn nghĩ rằng nó là một mẫu vật bất thường của loài khủng long Massospondylus. Một trong những sinh viên nghiên cứu sinh của tôi, Kimberley Chapelle, đã tìm hiểu rất kĩ về Massospondylus và xem xét chi tiết rất nhiều mẫu vật khác nhau và nhận định đây là một loài khác. Hai loài khác nhau về kích thước hộp sọ, hình dạng xương sọ và một vài đặc điểm khác đủ để cho rằng nó thực sự là một loài khủng long hoàn toàn khác".
Loài khủng long mới có chiều dài khoảng 3m, ăn thực vật và động vật nhỏ. Loài này được cho là có thân hình mập mạp, cổ thon dài với cái đầu nhỏ, hình hộp. Mẫu vật hiện tại đã được đổi tên thành "Ngwevu intloko" có nghĩa là "hộp sọ xám" trong ngôn ngữ Xhosa và được chọn để tôn vinh di sản của Nam Phi. Những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi giữa hai thời kì Triassic và Jurassic khoảng 200 triệu năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'