Khám phá

Phát hiện hóa thạch 'quái vật' đại dương cách đây hơn 150 triệu năm

Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện hóa thạch 152 triệu năm tuổi của quái vật biển là loài bò sát đã tuyệt chủng.

Danh tướng thời Xuân Thu Chiến Quốc nào từng nuốt than báo thù cho chủ? / Đào ruộng bắp, phát hiện pháo đài châu báu 2.000 tuổi

Hóa thạch quái vật biển được tìm thấy ở Ấn Độ

Theo tờ news các nhà khoa học cho rằng hóa thạch mới phát hiện thuộc loài ngư long có tên khoa học là Ophthalmosauridae.

Hóa thạch dài 5,5 mét, gần như còn nguyên vẹn, đầu và xương đuôi bị mất, được phát hiện ở bang Gujarat, Ấn Độ.

Long ngư được xác định sống cách đây khoảng 66 - 252 triệu năm trước từ thời Đại Trung Sinh.

Ngư long có tên gọi là thằn lằn cá có chiều dài từ 1-14 mét, có hàm răng rất sắc nhọn nên được liệt kê vào loài săn mồi hàng đầu trong đại dương.

Giáo sư Guntupalli VR Prasad, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Đây là một phát hiện tuyệt vời không chỉ vì lần đầu tiên tìm thấy ngư long từ kỷ Jura ở Ấn Độ, mà qua đó còn gợi mở quá trình phát triển và đa dạng sinh học của loài ngư long ở vùng Indo-Madagascar".

Việc tìm thấy hóa thạch ngư long cho thấy đã từng tồn tại một eo biển khổng lồ vượt qua lục địa Gondwanaland cổ đại, cắt ngang qua mảnh đất bây giờ chia thành miền tây Ấn Độ, Madagascar và Nam Mỹ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm