Phát hiện hóa thạch ’rùa mai dày’ ở Columbia
Phát hiện “ổ” hàng trăm trứng khủng long hóa thạch / Phát hiện hóa thạch nhện lớn nhất thế giới
Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở bang Florida, Hoa Kỳ đã tìm thấy hóa thạch ‘rùa mai dày’ tại mỏ than Cerrejón ở Columbia. Mai rùa hóa thạch này có niên đại 60 triệu năm tuổi, mai dày tới 3,8cm và bề rộng mai đạt gần 1m. Rùa được đặt tên là Cerrejonemys wayuunaiki theo ngôn ngữ của người địa phương Wayuu ở Columbia.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện hóa thạch rắn khổng lồ, có tên khoa học là Titanoboa cerrejonensis, tại cùng địa điểm với ‘rùa mai dày’ Cerrejonemys wayuunaiki. Rắn Titanoboa cerrejonensis có chiều dài cơ thể khoảng 12,2 - 15,24m, trong khi loài rắn dài nhất thế giới Python reticulatus còn tồn tại ngày nay cũng chỉ dài gần 9m.
“Các hóa thạch từ mỏ than Cerrejón, Columbia cung cấp một bức tranh sinh động về sự sống rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ cách nay 60 triệu năm sau khi xảy ra thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng và trước khi dãy núi Andes, lưu vực sông Amazon hiện đại và eo đất (isthmus) nối hai khu vực Bắc và Nam Mỹ được hình thành”, nhà khoa học Carlos Jarmillo, công tác tại Viện Nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian phân tích.
Khám phá trên đã được đăng trên Tạp chí khoa học về những sinh vật cổ có xương sống (The Journal of Vertebrate Paleontology).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách