Khám phá

Những bí ẩn chưa lời đáp về lăng mộ Gia Cát Lượng

DNVN - Sau khi qua đời năm 234, thi thể Gia Cát Lượng được an táng tại núi Định Quân, Thiểm Tây, Trung Quốc. Hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn liên quan đến nơi chôn cất của ông.

Gia Cát Lượng bày "không thành kế", cho tàn binh ra trước cổng thành quét dọn, Tư Mã Ý không hề trúng kế nhưng tại sao vẫn phải rút quân? / Nhân tài Thục Hán khiến Gia Cát Lượng phải thừa nhận giỏi hơn mình, Lưu Bị mất đi người này đồng nghĩa với việc nước Thục về cơ bản đã không thể cứu vãn

- Video những bí ẩn chưa lời đáp về lăng mộ Gia Cát Lượng. Nguồn: Lịch Sử Trung Quốc.

Gia Cát Lượng (sinh năm 181, mất năm 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long. Ông là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.
Hình ảnh Gia Cát Lượng trong phim.

Hình ảnh Gia Cát Lượng trong phim.


Cuối tháng 8 năm Kiến Hưng thứ 12 (tức năm 234), Gia Cát Lượng bệnh mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi. Kể từ khi ra khỏi lều cỏ Long Trung, ông đã trải qua 27 năm, ở chức vụ Thừa tướng Thục Hán được 14 năm.
Thi thể của Gia Cát Lượng được an táng tại núi Định Quân (Thiểm Tây, Trung Quốc). Đến nay, vẫn còn rất nhiều câu chuyện ly kỳ về lăng mộ của ông.

1
Minh Hoàng (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm