Khám phá

Phát hiện loài động vật có máu xanh kỳ lạ

Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài bạch tuộc ở Nam cực sở hữu máu có màu xanh kỳ lạ, giúp chúng có thể sinh tồn ở điều kiện nhiệt độ dưới 0ºC và cả những mức nhiệt độ cao hơn do sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Kỳ lạ loài thằn lằn máu xanh ở New Guinea / Những loài động vật có vẻ ngoài “quái dị” nhất hành tinh

Phát hiện loài động vật có máu xanh kỳ lạ

Bạch tuộc Nam cực Pareledone charcoti

Lí do khiến máu của loài bạch tuộc Nam cực Pareledone charcoti có màu dị thường là sự tồn tại của các chất sắc tố màu xanh dương trong máu của chúng. Khám phá mới được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Zoology này giúp giải thích tại sao Pareledone charcoti đang sinh trưởng tốt trong môi trường lạnh khắc nghiệt, trong khi các động vật khác thì không thể.

Chuyên gia Michael Oellermann đến từ Viện Alfred-Wegener (Đức), người đứng đầu nghiên cứu, tuyên bố: "Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng, chất sắc tố xanh của bạch tuộc, haemocyanin, đang trải qua các thay đổi chức năng để cải thiện việc cung cấp oxy cho các mô ở nhiệt độ dưới 0ºC.

Điều này rất quan trọng, vì nó làm nổi bật một phản ứng rất khác biệt so với cá Nam cực, đối với môi trường lạnh ở vùng biển phía nam. Khám phá cũng ám chỉ rằng, do nguồn cung cấp oxy được cải thiện nhờ haemocyanin, ở các mức nhiệt độ cao hơn, loài bạch tuộc Pareledone charcoti cũng có thể được trang bị những đặc tính sinh lý tốt hơn các loài cá Nam cực nhằm đối phó với hiện tượng ấm nóng lên toàn cầu".

Biển Nam cực hiện là nơi cư trú của bạch tuộc Pareledone charcoti, một số loài cá vùng cực và nhiều sinh vật khác bất chấp điều kiện lạnh khắc nghiệt. Mặc dù có thể khó để chuyển oxy tới các mô trong thời tiết buốt giá do sự khuếch tán oxy thấp và độ sệt của máu tăng, nhưng nước lạnh như băng đá đã chứa sẵn một lượng lớn oxy hòa tan.

Tất cả các động vật biển ở Nam cực sở hữu 3 trái tim và các tĩnh mạch co rút được để bơm huyết tương, vốn rất giàu haemocyanin. Protein vận chuyển oxy này tương tự như haemoglobin ở người và nhiều động vật khác. Tuy nhiên, nó khiến máu có màu xanh, thay vì màu đỏ, do các thành phần của chất sắc tố cũng như cách oxy được xử lý trong cơ thể.

 

Bạch tuộc Nam cực Pareledone charcoti máu màu xanh nhất trong số này, với lượng haemocyanin trong máu của chúng nhiều hơn ít nhất 40% so với các loài khác và thuộc mức cao nhất từng được ghi nhận từ trước tới nay.

Haemocyanin của loài động vật chân đầu này cũng được phát hiện vận chuyển oxy giữa các mang và mô ở xa tốt hơn khi nhiệt độ tăng trên ngưỡng đóng băng. Đây là đặc điểm khiến chúng vượt xa các loài bạch tuộc khác, giúp chúng có thể chịu đựng được nhiệt độ ấm áp hơn ngoài sự lạnh giá. Đặc điểm này còn có thể lý giải cho lối sống của Pareledone charcoti, vốn thường quanh quẩn ở các vùng nước nông ấm hơn ở Nam cực.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm