Khám phá

Phát hiện mộ cổ của các quan lại chứa nhiều đồ vàng bạc, ngọc bích quý hiếm

Bên trong ngôi mộ, nhóm khảo cổ thấy số lượng lớn đồ gốm, đồ đồng, ngọc bích và cả những món làm từ vàng bạc.

Hé lộ gương mặt tổ tiên lâu đời nhất của loài người / Điều kỳ thú trong rừng nhiệt đới Amazon: Sông sôi, cây cọ đi bộ hay những ngôi làng cổ đại

Tại thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nhóm khảo cổ phát hiện thấy lăng mộ của 9 vị quan lại từ thời nhà Tần (năm 221 đến 206 Trước công nguyên).

Phát hiện mộ cổ của các quan lại chứa nhiều đồ vàng bạc, ngọc bích quý hiếm - 1
Quy mô rộng lớn của ngôi mộ.

Những ngôi mộ mới được phát hiện nằm trong khuôn viên của nghĩa trang lịch sử bên ngoài lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng – vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Trong quá trình khai quật, nhóm khảo cổ phát hiện thấy nhiều tượng người và động vật bằng vàng hoặc bạc hay đồ tạo tác bằng sắt tại một trong số những ngôi mộ cổ này. Bên cạnh đó là số lượng lớn các món đồ bằng gốm, đồ đồng và cả ngọc bích.

Phát hiện mộ cổ của các quan lại chứa nhiều đồ vàng bạc, ngọc bích quý hiếm - 2
Nhiều món đồ tạo tác bằng vàng được chế tác tinh xảo đặt trong mộ.

“Đây là một trong số những ngôi mộ chúng tôi khai quật. Hiện nay chỉ có thể khẳng định đó là mộ từ thời nhà Tần. Ngôi mộ này có quan hệ gần gũi với lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Chủ mộ quan lại có địa vị cao trong thời đại nhà Tần”. ông Jiang Wenxiao, thành viên trong đoàn khảo cổ, chia sẻ.

Ngoài ra, nhóm khảo cổ còn khai quật một số đồ mai táng bằng đồng và hàng nghìn đồng xu bằng đồng. Ở mặt phía nam của ngôi mộ, các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ mai táng gồm tượng lạc đà bằng vàng bạc, tượng vũ công… Được biết, đây cũng là tượng lạc đà bằng vàng cổ xưa nhất được phát hiện tại Trung Quốc, tính tới thời điểm hiện tại.

Phát hiện mộ cổ của các quan lại chứa nhiều đồ vàng bạc, ngọc bích quý hiếm - 3
Phát hiện tượng lạc đà đúc bằng vàng nguyên khối trong mộ cổ.

“Với việc phát hiện tượng lạc đà đúc bằng vàng nguyên khối trong mộ cổ cho thấy khả năng trao đổi giữa các vùng đồng bằng trung tâm của Trung Quốc với các khu vực Tây Á diễn ra trước khi xuất hiện ‘Con đường tơ lụa’. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc và Tây Á có sự trao đổi về kinh tế, văn hóa, trong thời đại nhà Tần”, ông Jiang Wenxiao nhận định.

 

Cũng theo các chuyên gia, việc khai quật lần này cung cấp thêm nhiều bằng chứng, tài liệu quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học của triều đại này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm