Phát hiện mộ cổ vị vua đầu tiên của đế chế La Mã: Người lớn lên bằng sữa của sói hoang
Số phận mẫu hạm bị thiệt hại nặng nhất nhưng vẫn 'sống sót' qua Thế chiến 2 / Diễn biến nghẹt thở của vụ không tặc lâu nhất lịch sử
Khai quật ngôi mộ cổ của vua Romulus
Một ngôi mộ cổ được tin là phần cuối cùng còn lại của mộ phần vua Romulus - vị vua sáng lập thành Rome cũng như đế chế La Mã, đã được tiết lộ lần đầu tiên trước công chúng trong một chuỗi các hình ảnh dưới đây:
Ngôi mộ đã không được khám phá dù nó nằm ngay trong Công trường La Mã, trung tâm thành phố Roma (đây là một quảng trường chữ nhật với rất nhiều tàn tích kiến trúc thời cổ đại bao quanh).
Mới đây, một giả thuyết về việc Vị vua của Rome được chôn cất tại đây đã giúp các nhà khảo cổ có thể phát hiện ra vị trí và tiến hành khai quật.
Những nhà nghiên cứu từ Colosseum Archaeological Park đã điều tra theo yêu cầu này và tìm thấy một cỗ quan tài (quách) hình tròn cao 1,4 m nhưng không có bất cứ bộ xương nào được tìm thấy bên trong.
Tuy vậy, sự tồn tại của nó cũng khiến nhiều chuyên gia tin rằng đó chính là ngôi mộ của vị vua Romulus, sự tìm kiếm còn giúp các nhà nghiên cứu phát hiện một đền thờ Lapis Niger trong Công trường La Mã vào năm 1899.
Điều khác nhau của đền thờ Lapis Niger và "đền thờ Romulus" là "Romulus" không có bất cứ mô tả hay dòng chữ nào giúp chúng ta có thể biết được người được chôn cất bên dưới là ai.
"Có hai vật thể khảo cổ học (cỗ quan tài và bàn thờ) đã giúp nâng giả thuyết mà chúng ta tranh luận lên", nhà khảo cổ học Ý có tên Paolo Carafa cho hay.
Còn giám đốc Colosseum Archaeological Park của Alfonsina Russo nói với tạp chí The Times: "Đây là một khám phá phi thường. Công trường La Mã chưa bao giờ dừng lại trong việc tiết lộ cho chúng ta những kho báu tuyệt vời".
Ngôi đền ngầm dưới đất có vị trí nằm dưới lối vào nhà ga tới Curia (La Mã), một công trình còn tồn tại tới ngày nay và là nơi các thượng nghị sĩ La mã gặp gỡ để bỏ phiếu.
Các học giả cũng tin rằng vị trí của bàn thờ ngôi đền cũng được đặt tại vị trí mà người La Lã cổ đại tin rằng vị vua Romulus được mai táng.
Truyền thuyết về vị vua sáng lập thành Rome bú sữa sói để lớn
Để có thể hiểu được sự ra đời của thành Rome, chúng ta cần đi ngược lại lịch sử từ tàn dư của cuộc chiến tranh thành Troy huyền thoại sau khi bị quân La Mã tiêu diệt. Một vương tử có tên Aeneas đã mang chạy sang bán đảo Ý để lập vương quốc mới.
Tuy nhiên, đến thời hậu duệ thứ 13 là Numitor thì bị em trai Amulius cướp ngôi, được tiên đoán con gái Rhea Silvia của anh trai sẽ sinh hạ đứa con sau này sẽ cướp lại ngôi vua nên Amulius đã giam cầm Rhea để trở thành thánh nữ đồng trinh.
Mặc dù vậy bà vẫn được thần chiến tranh Mars ưu ái và đã sinh đôi ra Romulus và Remus, vì thế nhà vua ra lệnh bỏ hai đứa trẻ vào giỏ và sai người đưa ra ngoài đồng hoang cho thú rừng ăn thịt.
Nước sông Tiber bất ngờ dâng lên cuốn cái giỏ đến một bụi rậm và tại đó một con sói cái đã phát hiện ra hai anh em đang khóc vì đói nên đã cho chúng bú sữa của mình rồi nuôi hai anh em Romulus lớn lên.
Một ngày nọ, người chăn cừu vô tình phát hiện ra hai anh em và đưa về nuôi cho đến khi họ trở thành những thanh niên phi thường khi thể hiện sức mạnh của mình tại cuộc đấu thể thao tại kinh thành.
Cũng nhờ cuộc đấu mà hai anh em biết rằng mình không phải là con của người chăn cừu tầm thường, từ đó họ lập kế hoạch ám sát Amulius để chiếm lại ngai vàng, giải phóng cho mẹ.
Họ xây tường thành Rome tại đồi Palatine nhưng trong quá trình xây thành, người em Remus bước qua bức tường xây dở (là điềm báo thành sẽ bị xâm chiếm và sụp đổ) nên Romulus tức giận chém chết em mình và trở thành vị vua duy nhất.
Có giả thuyết khác cho rằng Romulus giết chết em trai mình là để tránh đi vào vết xe đổ của ông ngoại Numitor và trở thành vị vua đầu tiên của đế quốc La Lã hùng mạnh sau này với biểu tượng con sói cho hai đứa trẻ bú.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi