Phát hiện mới về cuộn giấy Biển Chết ở ‘hang Rùng Rợn’
Giải mã bí ẩn trên sa mạc Nazca từ vũ trụ / Sa mạc tràn ngập xác khô 7.000 năm tuổi
Chính quyền Israel cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa phát hiện hàng chục mẫu vật là một phần của các cuộn giấy Biển Chết. Chúng được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ ở khu vực phía nam Jerusalem, theo AP.
Người ta tin rằng các cuộn giấy này bị giấu đi trong thời gian cuộc nổi dậy Bar Kochba, một cuộc nổi dậy vũ trang của người Do Thái chống lại La Mã, nổ ra dưới triều đại Hoàng đế Hadrian từ năm 132 đến 136.
Theo cơ quan quản lý cổ vật Israel, các mảnh giấy da này có niên đại từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, viết bằng ngôn ngữ Hy Lạp với nội dung trích các cuốn sách của linh mục Zechariah và Nahum.

Những mẫu giấy da được các nhà khảo cổ học Israel thu được là một phần của cuộn giấy Biển Chết. Ảnh: AP.
Những mẫu giấy da này được tìm thấy tại một địa điểm được gọi là “Hang Rùng rợn”. Nó được đặt tên như vậy vì ngoài những mảnh giấy da này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy 40 bộ xương người vào những năm 1960. Hang động này nằm trong một hẻm núi hẻo lánh ở sa mạc Judean, phía nam Jerusalem .
Các cuộn giấy Biển Chết là tập hợp các văn bản của người Do Thái, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên. Chúng được tìm thấy trong các hang động sa mạc ở khu vực Bờ Tây gần hang động Qumran vào những năm 1940 và 1950. Cuộn sách Biển Chết là bản sao chép kinh thánh cổ nhất trong lịch sử loài người của một giáo phái Do Thái ít được biết đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'