Khám phá

Phát hiện nguồn nước cổ xưa nhất trên Trái Đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện nguồn nước được xem là lâu đời nhất trong một hồ nước cổ đại ở Canada, niên đại của nó có thể lên đến 2 tỷ năm.

Phát hiện loài cây chuyên dùng hạt để bẫy chim / Phát hiện cặp rìu trong trận chiến thời Trung Cổ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn nước có niên đại khoảng 1,5 tỷ năm ở mỏ Kidd, tỉnh Ontario, phía đông Canada. Nhưng khi tìm kiếm sâu hơn ở địa điểm này, họ phát hiện được nguồn nước thậm chí còn cổ xưa hơn.

Phát hiện ban đầu vào năm 2013 được thực hiện ở độ sâu 2,4 km dưới một đường hầm ngầm trong mỏ. Độ sâu nhất của các mỏ trên thế giới là 3,1 km, đó cũng là một giới hạn để các nhà khoa học tiếp tục đào xuống và tìm kiếm những điều khác.

Phát hiện nguồn nước cổ xưa nhất trên Trái Đất - 1

Phát hiện nguồn nước cổ xưa nhất trên Trái Đất với niên đại lên đến 2 tỷ năm. Ảnh minh họa: Levi XU/Unsplash.

“Phát hiện năm 2013 thực sự đẩy lùi hiểu biết của chúng ta về những dòng nước chảy cổ xưa và nó tiếp tục khiến chúng ta phải khám phá”, nhà địa hóa học Barbara Sherwood Lollar từ Đại học Toronto cho biết với BBC.

Nguồn nước mới phát hiện nằm ở độ sâu 3 km, theo Sherwood Lollar.“Khi nói về nguồn nước này, mọi người đều nghĩ rằng nó là một lượng nước nhỏ bị mắc kẹt giữa những tảng đá. Nhưng sự thật là nó có rất nhiều bọt và chảy với tốc độ vài lít mỗi phút, thể tích nước lớn hơn nhiều so với bất cứ những gì được dự đoán”, cô Sherwood Lollar cho biết.

Phát hiện nguồn nước cổ xưa nhất trên Trái Đất - 2

Các nhà nghiên cứu đang khảo sát tại mỏ Kidd ở Canada. Ảnh: Utoronto.

 

Nước ngầm thường chảy rất chậm so với nước trên bề mặt, chậm ở tốc độ khoảng 1 mmỗi năm. Nhưng khi khoan một lỗ khoan nhỏ vào đường chảy, nó có thể chảy nhanh vào khoảng 2 lít mỗi phút.

Bằng cách phân tích các khí hòa tan trong nước ngầm cổ xưa này, bao gồm heli, neon, argon và xenon – các nhà nghiên cứu đã có thể xác định được niên đại của nó vào khoảng 2 tỷ năm, là nguồn nước lâu đời nhất từng được biết đến trên Trái Đất.

Kết quả này được công bố tại cuộc họp mùa thu hằng năm của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ (AGU) ở San Francisco, nhưng nó vẫn chưa được xem xét lại. Nếu kết quả này được xác nhận,có thể phá vỡ kỷ lục trước đó.

 

Kỷ lục trước đó được công bố vào tháng 10/2016, kết quả phân tích sulfat của nguồn nước được tìm thấy ở độ sâu 2,4 km cho thấy sulfat tìm thấy được tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa nguồn nước cổ và đá ngầm, chứ không phải sulfat được tìm thấy trên mặt đất.

Phát hiện nguồn nước cổ xưa nhất trên Trái Đất - 3

Các nhà nghiên cứu tiếp tục đào sâu hơn nữa để tìm thêm nhiều điều mới tại mỏ Kidd ở Canada. Ảnh: Utoronto.

 

Điều này có nghĩa là các điều kiện hóa học trong nước ở các hồ nước cổ xưa được lấy từ bề mặt rồi tự tạo riêng cho mình một hệ sinh thái độc lập có thể duy trì sự sống cho các vi sinh vật dưới lòng đất trong suốt hàng tỷ năm.

“Nếu các quá trình địa chất tự nhiên có thể cung cấp một nguồn năng lượng ổn định trong những khối đá, thì mặt dưới bề mặt sinh quyển ngày nay có thể mở rộng một cách đáng kể về chiều rộng lẫn chiều sâu”, nhà nghiên cứu Long Li từ Đại học Alberta, cho biết.

Khám phá này không chỉ cho thấy những vùng tồn tại sự sống trên Trái Đất vừa được mở rộng ra rất nhiều – những tảng đá hàng tỷ năm tuổi chiếm khoảng một nửa vỏ lục địa của Trái Đất, mà còn liên hệ đến sự sống ở những hành tinh khác, chúng có thể nhiều hơn chúng ta nghĩ.

 

“Nếu điều này có thể đem lại sự sống cho những tảng đá cổ xưa nhất trên Trái đất, việc này hoàn toàn có thể xảy ra ở các lớp bề mặt bên dưới Sao Hỏa”, Sherwood Lollar cho biết thêm.

Trong khi chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất cứ vi khuẩn nào sống thật sự trong những nguồn nước ngầm cổ xưa, trên Trái đất hay cả các hành tinh khác, nhưng với những hồ nước cổ xưa vừa được khám phá, chúng ta tiến gần hơn tới việc tìm được những dạng sống ở nơi này.

Cho tới lúc đó, sẽ có nhiều khám phá khác được thực hiện. “Chúng tôi vẫn cần xác định sự phân bố các vùng biển cổ đại nhất trên Trái đất. Những dạng sống khác nhau ở những môi trường bị cô lập có thể sẽ khác nhau, thí dụ những vi khuẩn ở miệng phun thủy nhiệt trên các tầng đại dương”, Sherwood Lollar nói.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm