Phát hiện nhiều mộ cổ cư dân Sa Huỳnh 2.000 năm ở đảo Lý Sơn
Kết thúc đợt thăm dò khảo cổ bảo tồn di tích Suối Chình, nhóm chuyên gia phát hiện nhiều mộ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh 2.000 năm trước ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Những ngôi mộ cổ bề thế giữa phố phường sầm uất Hà Nội / Phát hiện phô mai 3.200 năm chứa vi khuẩn chết người trong mộ cổ
Trao đổi với Zing.vn chiều 12/11, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, cho biết nhóm chuyên gia mới thăm dò phát hiện 6 mộ cổ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh 2.000 năm trước ở huyện đảo Lý Sơn.
"Thăm dò diện tích 10 m2 ở di tích Suối Chình, chúng tôi phát hiện mộ cổ dày đặc với 6 mộ vò, mộ nồi và mộ đất có niên đại thế kỷ I, II sau công nguyên (SCN), tương đương 2.000 năm. Các mộ cổ này đều có di cốt của cư dân văn hóa Sa Huỳnh thuở xưa", tiến sĩ Khôi nhận định.
Trước đó, khu vực khảo cổ Suối Chình ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) từng có hai cuộc khai quật vào năm 2000 và 2005 do Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hoá và Thông tin Quảng Ngãi thực hiện. Năm 2018, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục cấp phép cho Quảng Ngãi thăm dò, khai quật và bảo tồn địa điểm khảo cổ Suối Chình gắn Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn có nguồn gốc hình thành từ dòng chảy văn hóa Sa Huỳnh ở đất liền như Long Thạnh (huyện Đức Phổ), Bình Châu (huyện Bình Sơn) vươn ra đảo gần bờ trên Biển Đông.
Theo vị chuyên gia này, mộ táng trong di chỉ cư trú Suối Chình gồm có các loại: Mộ vò, mộ nồi, mộ đất, đặc biệt có loại mộ nồi chôn úp nhau, các mộ chôn theo các độ sâu khác nhau. Đồ tùy táng trong các mộ là đồ trang sức hạt cườm đá, các khuyên tai, hạt cườm thủy tinh, hạt chuỗi chế tác từ vỏ tridacna (ốc tượng)...

Dụng cụ bàn mài của cư dân văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở di tích Suối Chình. Ảnh: Ngọc Khôi.
Văn hóa Sa Huỳnh ở huyện đảo Lý Sơn gồm hai địa điểm: Xóm Ốc và Suối Chình có niên đại khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên (TCN) kéo dài và chấm dứt ở thế kỷ thứ II SCN. Di tích Suối Chình được phát triển từ di tích Xóm Ốc có niên đại thế kỷ I, II SCN.
Thuở xưa, Suối Chình này có nước thường xuyên, nhiều cá chình nên dân gian gọi là Suối Chình.
Bên cạnh suối, về phía đông là di chỉ cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh xưa đã biết chọn phía nam chân núi Thới Lới và gần với nguồn suối nước ngọt để sinh sống nhờ khai thác thủy sản dồi dào từ biển và nguồn rau, củ, quả từ núi.
Theo Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Lỡ dại' vỗ mông hà mã, sư tử phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Linh dương Impala chết thảm dưới nanh vuốt sư tử
CLIP: Mò vào chuồng bắt gà con, rắn hổ mang bị phụ huynh con mồi đánh cho tả tơi
CLIP: Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của 2 con rồng Komodo
CLIP: Tham lam nuốt linh dương, cá sấu bị sừng của con mồi đâm thủng họng
CLIP: Đi nhầm vào lãnh thổ của đàn rái cá, cá sấu bị kẻ thù cắn chết
Cột tin quảng cáo
Loại hình mộ nồi của cư dân văn hóa Sa Huỳnh phát hiện ở di tích Suối Chình, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.