Phát hiện quần thể gấu Bắc Cực mới ở Greenland
Gấu mèo từ kẻ trộm thành kẻ bị bắt nạt: 'Hung thủ' là giống chó dữ tợn - con lai của Pitbull / Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và theo dõi những con gấu Bắc Cực được xác định còn sống sót mặc dù bị hạn chế tiếp cận với lớp băng đại dương - một yếu tố rất quan trọng đối với loài động vật vùng lạnh. Thay vào đó, loài gấu này đã sử dụng băng nước ngọt từ lớp băng của Greenland.
“Chúng tôi muốn khảo sát khu vực này vì chúng tôi không biết nhiều về loài gấu Bắc Cực ở Đông Nam Greenland, nhưng các nhà nghiên cứu không bao giờ mong đợi sẽ tìm thấy một quần thể sơ sinh mới sống ở đó”, tác giả chính của nghiên cứu Kristin Laidre, một nhà khoa học nghiên cứu về vùng cực tại Đại học Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Washington, trong một tuyên bố.
“Chúng tôi biết có một số con gấu trong khu vực từ các ghi chép lịch sử và kiến thức bản địa. Chúng tôi chỉ không biết chúng đặc biệt như thế nào”.
Tầm quan trọng của băng
19 quần thể gấu Bắc Cực được biết đến dựa vào lớp băng đại dương để săn con mồi, giống như loài hải cẩu đeo nhẫn, thường ngồi gần các lỗ băng để bắt con mồi. Lượng calo do hải cẩu cung cấp có thể giúp chúng tích trữ năng lượng trong nhiều tháng khi thức ăn và băng khan hiếm hơn.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến băng nhanh chóng tan chảy và biến mất do Bắc Cực ấm lên nhanh hơn gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh. Khi các lớp băng biến mất, gấu Bắc Cực phải di chuyển trên đất liền, khiến chúng có ít cơ hội kiếm ăn hơn.
Trong khi đó, gấu Bắc Cực Greenland ở phía Đông Nam có xu hướng sống gần nhà, vì vậy chúng đã thích nghi với môi trường của mình theo một cách riêng. Mặc dù bị cô lập do lớp băng Greenland, những ngọn núi và dòng chảy xiết ven biển, gấu Bắc Cực nơi đây vẫn có thể tiếp cận lớp băng nước ngọt và một số ít có thể tiếp cận băng biển, điều này giúp chúng bắt hải cẩu.
Những con gấu có thể sử dụng băng từ tháng 2 đến cuối tháng 5. Trong thời gian còn lại của năm, chúng sẽ săn hải cẩu bằng cách sử dụng băng nước ngọt khi nó tách ra khỏi tảng băng lớn.
Laidre, Phó giáo sư khoa học thủy sinh và ngư nghiệp tại Đại học Washington, cho biết: “Gấu Bắc Cực đang bị đe dọa bởi sự tan chảy của băng đại dương do biến đổi khí hậu”.
“Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận khi ngoại suy những phát hiện của mình, bởi vì lớp băng ở sông băng đã giúp gấu Đông Nam Greenland có thể sống sót không xuất hiện ở hầu hết vùng Bắc Cực”.
Môi trường ở phía Đông Nam Greenland là một nơi ẩn náu khí hậu quy mô nhỏ, độc đáo, nơi loài gấu có thể sống sót, và các môi trường sống tương tự có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển của Greenland và đảo Svalbard của Na Uy.
“Những loại sông băng này có tồn tại ở những nơi khác ngoài Bắc Cực, nhưng sự kết hợp của các hình dạng vịnh hẹp, sản lượng băng của sông băng thường cao và trữ lượng băng rất lớn sẵn có từ Greenland hiện đang cung cấp nguồn cung ổn định cho sông băng”, đồng tác giả nghiên cứu Twila Moon, Phó trưởng nhóm khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ ở Boulder, bang Colorado, cho biết trong một tuyên bố.
“Theo một nghĩa nào đó, những con gấu này đã cung cấp một cái nhìn thoáng qua về cách những con gấu tại Greenland có thể tồn tại như thế nào trước các kịch bản khí hậu trong tương lai", Laidre nói. "Điều kiện băng ở Đông Nam Greenland ngày nay khá giống với những gì được dự đoán cho vùng Đông Bắc Greenland vào cuối thế kỷ này”.
Nghiên cứu trên không
Nghiên cứu mới bao gồm dữ liệu lịch sử 30 năm từ bờ biển phía Đông của Greenland và 7 năm dữ liệu mới từ bờ biển phía Đông Nam.
Nhóm nghiên cứu đã dành 2 năm để tham khảo ý kiến của những thợ săn gấu Bắc Cực, những người săn tìm gấu để sinh tồn, thay vì một thú vui, ở phía đông Greenland. Các thợ săn có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ và đóng góp các mẫu để phân tích gen.
Các nhà nghiên cứu đã làm việc với Viện Tài nguyên Thiên nhiên Greenland ở Nuuk, Greenland, để có thể nghiên cứu và theo dõi những con gấu bằng máy bay trực thăng, ước tính rằng có khoảng vài trăm con gấu sống ở khu vực hẻo lánh. Điều này cũng tương tự với các quần thể gấu Bắc Cực nhỏ ở những vùng khác.
Những con gấu Bắc Cực cái ở Đông Nam Greenland nhỏ bé hơn những con gấu Bắc Cực cái ở các vùng khác. Những con gấu nhỏ hơn cũng có ít con hơn, điều này có thể liên quan đến việc cố gắng tìm kiếm bạn tình khi chúng đi khắp các vịnh hẹp và vùng núi xung quanh.
Những con gấu hoặc đi qua băng trong các vịnh hẹp hoặc leo qua các ngọn núi để đến các vịnh hẹp lân cận. Trong số 27 con gấu được theo dõi trong quá trình nghiên cứu, một nửa trong số chúng vô tình trôi dạt trung bình khoảng 190 km về phía Nam, mắc kẹt trên những tảng băng nhỏ trong dòng chảy xiết ven biển Đông Greenland”.
Một khi những con gấu có cơ hội, chúng chỉ cần nhảy ra khỏi băng và đi bộ trở lại vịnh hẹp mà chúng gọi là nhà. Được tạo ra bởi các sông băng, vịnh hẹp là những cửa hút biển sâu, dài, hẹp được tìm thấy giữa những vách đá cao.
Moon cho biết: “Ngay cả khi những thay đổi nhanh chóng xảy ra trên tảng băng, khu vực này ở Greenland vẫn có khả năng tiếp tục sản sinh băng hà, và bờ biển có thể nguyên vẹn như hiện tại trong một thời gian dài”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng môi trường sống này có thể không đủ cho những con gấu Bắc Cực khác sau cuộc khủng hoảng khí hậu.
Laidre nói: “Nếu lo lắng về việc bảo tồn loài gấu Bắc Cực, thì đúng vậy, phát hiện của chúng tôi rất đáng hy vọng - tôi nghĩ chúng ta đã thấy một số loài gấu Bắc Cực có thể tồn tại như thế nào trong điều kiện biến đổi khí hậu”.
Tương lai bất định
Các nhà nghiên cứu tin rằng gấu Bắc Cực Greenland ở phía Đông Nam đã tiến hóa cô lập trong vài trăm năm. Theo các tác giả nghiên cứu, tài liệu tham khảo sớm nhất được biết đến về gấu ở địa điểm này là vào những năm 1300, và hồ sơ đầu tiên về loài động vật trong các vịnh hẹp của khu vực là từ những năm 1830.
Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của những con gấu Bắc Cực. Các nhà nghiên cứu không biết liệu dân số có ổn định không, tăng hay giảm, nhưng theo dõi nhiều hơn có thể tiết lộ tương lai cho quần thể độc nhất vô nhị này, Laidre nói.
Do sự cô lập của chúng, những con gấu Bắc Cực khác biệt về mặt di truyền đến mức các nhà nghiên cứu đề xuất rằng những con gấu Bắc Cực phía Đông Nam Greenland nên được coi là quần thể con thứ 20 của loài này.
Laidre nói: “Việc bảo tồn sự đa dạng di truyền của gấu Bắc Cực là rất quan trọng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Việc chính thức công nhận những con gấu này là một quần thể riêng biệt sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn và quản lý”.
Trong khi đó, băng biển tiếp tục tan chảy ở Bắc Cực, điều này làm giảm đáng kể tỷ lệ sống sót của hầu hết các quần thể gấu Bắc Cực trong tương lai.
“Hành động vì khí hậu là điều quan trọng nhất đối với tương lai của gấu Bắc Cực”, Laidre nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản