Phát hiện ra loài ‘Rồng thần chết’ từng sống ở Argentina
Nghiên cứu mới phát hiện sự thật bất ngờ về khủng long bạo chúa / "Vua rắn" 12 mét hiện ra giữa sa mạc: giống khủng long, sinh ra cá voi
Những tảng đá chứa xương của sinh vật cổ đại có niên đại từ kỷ Phấn trắng đã được các nhà khoa học phát hiện.
Loàikhủng longcổ đại mới được phát hiện là một loài bò sát bay, tồn tại cách đây 86 triệu năm trong kỷ Phấn trắng muộn, kỷ nguyên thường được coi là phân đoạn cuối cùng của “Thời đại khủng long”.
Động vật ăn thịt khổng lồ, có kích thước lớn bằng một chiếc xe buýt của trường học, đã từng sống ở khu vực ngày nay được gọi là dãy núi Andes ở tỉnh Mendoza, miền tây của Argentina, tại thời điểm đó siêu lục địa Pangea đã bắt đầu tách ra thành các lục địa mà chúng ta nhận ra ngày nay.
Leonardo Ortiz, người đứng đầu dự án cho biết: “Chúng tôi hiện không có dữ liệu về bất kỳ họ hàng gần nào có cấu trúc cơ thể tương tự như những con vật này.”
Ortiz nói rằng việc phát hiện ra sinh vật này yêu cầu một chi và tên loài mới sau khi các nhà khoa học bối rối bởi những đặc điểm khác lạ của nó. Và cái tên “Thanatosdrakon” là sự kết hợp của từ “chết” và “rồng” trong tiếng Hy Lạp đã được đặt
Ortiz nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần: “Có vẻ thích hợp để đặt tên nó theo cách đó. "Đó là con rồng của cái chết”.
Thanatosdrakon amaru, hay còn gọi là “Rồngthần chết”, là một con khủng long dài khoảng 9,14m với sải cánh dài 7m. Chim săn mồi Thanatosdrakon amaru là một trong những kẻ săn mồi đầu tiên trên bầu trời.
"Rồng thần chết" là loài khủng long lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Mỹ.
Loài bò sát bay khổng lồ này đã tồn tại ít nhất 20 triệu năm trước khi thiên thạch va vào Trái đất giết chết khoảng 75% tổng số loài khủng long.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứuKỷ Phấn trắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?