Tiến hóa làm teo nhỏ tay khủng long T-rex để chúng đỡ cắn vào tay nhau
Sea Pig, một trong những loài động vật kỳ lạ nhất dưới biển / 10 loài động vật có những khả năng đáng kinh ngạc
Những cánh tay nhỏ xíu của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex (T-rex) vốn là một chủ đề gây cười bất tận cho cộng đồng mạng. Họ đã chế đủ các kiểu ảnh và tình huống, nghĩ ra đủ câu chuyện cười để nhạo báng cánh tay không cân xứng ấy.
Suy cho cùng, ngày nay chúng ta đã quá an toàn trước màn hình máy tính và không phải sợ loài động vật đã tuyệt chủng ăn thịt mình nữa. Nhưng tại sao T-rex lại có cánh tay bé xíu? Sau những tràng cười sảng khoái thì rất nhiều nhà khoa học đã tỏ ra vô cùng trăn trở với câu hỏi này.
Họ thấy khó chịu với điều đó. Không cớ gì một loài động vật khổng lồ, cao tới 4 mét, dài 12 mét và nặng gần 7 tấn lại có cánh tay bé hơn cả con người chúng ta. Tay của khủng long T-rex rõ ràng là một thứ gì đó kích thích hội chứng OCD, nó khiến các nhà khoa học rối loạn ám ảnh và phải đi tìm lời giải thích cho nó.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người có tay nhỏ như khủng long bạo chúa?
Sau hàng chục năm nghiên cứu, đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra. Có nhà khoa học nói rằng tay khủng long T-rex thực sự không vô dụng như chúng ta nghĩ. Nó có thể trở thành một thứ vũ khí chém lợi hại vànâng được vật nặng tới 200 kg.
Những con T-rex cũng có thể sử dụng hai cánh tay để kẹp chặt con mồi trước ngực, rồi mới ra đòn cắn quyết định bằng hàm răng khổng lồ và sắc nhọn của nó. Một giả thuyết táo bạo còn cho rằng những con khủng long T-rex còn nắm tay khi quan hệ tình dục.
Nhưng nếu cánh tay của T-rex là có ích, tiến hóa sẽ phải khiến nó trở nên ngày càng lớn hơn chứ sao lại teo nhỏ lại như vậy? Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học California, Berkeley bây giờ cho rằng: T-rex lẽ ra cũng có tay to, nhưng khi có tay to quá, chúng lại thường bị đồng loại của mình vô tình cắn đứt. Nên tốt nhất T-rex đã tiến hóa để có cánh tay nhỏ lại.
Miệng to, răng sắc nhưng não thì nhỏ và cục tínhNhững tai nạn vô tình vẫn thường xảy ra trong thế giới của những loài động vật bò sát. Chúng chủ yếu sống theo bản năng, có bộ não nhỏ, ít suy nghĩ nhưng lại sở hữu những hàm răng lợi hại đến vụng về.
Hãy xem video clip dưới đây để thấy một con cá sấu có thể dễ dàng cắn mất tay của một con cá sấu khác như thế nào:
Trong video trên, bạn có thể thấy hàm răng quá khổ đã làm hạn chế tầm nhìn của con cá sấu. Nó không thể nhìn thấy miếng mồi và đã cắn nhầm vào tay con cá sấu bên cạnh. Con cá sấu này thậm chí vẫn còn nuốt xuống bụng cánh tay của bạn mình, mà không biết nó đã cắn nhầm.
Khủng long bạo chúa cũng giống như cá sấu. Nó là một loài bò sát và cũng sống theo bản năng. "Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm khủng long bạo chúa trưởng thành xâu vào xác một con vật đã chết? Bạn sẽ có một loạt các hộp sọ khổng lồ, với hàm và răng cực kỳ mạnh mẽ, có thể xé và băm nát xương thịt ngay bên cạnh bạn", nhà sinh vật học Kevin Padian đến từ Đại học California, Berkeley cho biết.
Giả sử những con T-rex đều có tay dài, và một con muốn dùng tay để xé thức ăn trong khi con khác lại muốn dùng miệng cắn. Vậy thì một trường hợp rất dễ xảy ra, con T-rex này sẽ cắn nhầm vào tay con T-rex khác.
Một trường hợp nữa mà Padian đặt ra đó là khi lũ khủng long bạo chúa không thân thiết với nhau, chúng có thể quay sang đánh nhau và cánh tay to sẽ luôn là thứ đầu tiên mà một con T-rex sẽ nhắm vào trong các cuộc ẩu đả.
Hãy tưởng tượng một người lạ sấn tới khoác vai bạn, ngay lập tức, bạn sẽ gạt phăng cánh tay của họ ra. Nhưng với T-rex, nó sẽ gạt cánh tay ấy bằng mồm.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu một con T-rex cảm thấy một con T-rex khác đang ở quá gần với nó đến mức không cần thiết? Nó có thể cảnh báo con kia bằng cách cắt đứt cánh tay của nó", Padian nói.
"Vì vậy, có thể đó là một lợi ích khi có cánh tay bị teo nhỏ. Dù sao thì khủng long bạo chúa cũng chẳng cần dùng đến tay để săn mồi".
Cạnh tranh với các giả thuyết khácNgày nay, các nhà cổ sinh vật học ngày càng hiểu rõ hơn về loài khủng long nhờ vào những hóa thạch mới mà họ phát hiện, không chỉ có xương mà cả da và lông của khủng long.
Cùng với những vết chân in trong bùn được lưu trữ qua hàng triệu năm khi bùn hóa đá, các nhà cổ sinh vật học cũng có thể tái hiện lại được nhiều thông tin từdáng đi, tốc độ cho đến tập tính săn mồi của khủng long.
Nhưng những câu hỏi phức tạp về mặt tiến hóa của khủng long vẫn làm khó các nhà khoa học, dù thực tế là họ đã có các công nghệ DNA để phân tích bộ gen tổ tiên của chúng. Cánh tay T-rex là một trong những chủ đề như vậy.
Không có bất kể một loài động vật nào ngoài khủng long phát triển những cánh tay bé đến nực cười như vậy. Bạn có thể tưởng tượng sẽ ra sao nếu một người đàn ông cao 1m70 nhưng lại chỉ có cánh tay dài 10 cm?
Padian trong nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn đó đã thực hiện một loạt các phép đo trên MOR 555, một hóa thạch khủng long T-rex hoàn chỉnh được lưu trữ tại Bảo tàng Smithsonian ở Washington.
Sử dụng các phép đo này, ông đã bác bỏ các giả thuyết trước đó - bao gồm cả hai giả thuyết về cánh tay trợ giúp tình dục và vũ khí bị chém. Padian cho rằng cánh tay của T-rex quá nhỏ và yếu để có thể sử dụng.
Thay vào đó, ông cho rằng việc có những cánh tay nhỏ bé có thể là một lợi ích về mặt tiến hóa, để giúp chúng tránh bị cắn nhầm vào tay nhau khi kiếm ăn.
"Các cánh tay dài hơn, đặc biệt là theo hướng tự nhiên, có phần mở rộng về phía trước, sẽ đưa chính nó vào hàm của những con khủng long khác, những chiếc hàm chết chóc nhất từng được ghi nhận trên đất liền", Padian nói.
"Nếu những con khủng long cắn phải tay nhau, sự nguy hiểm của vết thương, từ tình trạng cụt chi, nhiễm trùng, bệnh tật cuối cùng có thể đưa chúng đến với cái chết. Vậy rõ ràng tiến hóa với cánh tay nhỏ là một sự lựa chọn tự nhiên có chọn lọc".
"Do đó, chúng ta không nên cố gắng tìm kiếm chức năng và gán ghép chúng cho những cánh tay bị thu nhỏ này, mà hãy xem việc giảm kích thước đó có phục vụ một mục đích lớn hơn nào hay không và như thế nào".
Tất nhiên, giống như những gợi ý khác ở trên, giả thuyết của Padian vẫn chỉ là một giả thuyết. Bây giờ, ông sẽ cần các bằng chứng để chứng minh giả thuyết của mình là đúng.
Padian nghĩ rằng ông có thể tìm thấy những bộ xương khủng long với tay to hơn có nhiều vết cắn trên hơn. Hoặc giả ông có thể phân tích các vết cắn trên xương khủng long bạo chúa để thấy rằng chúng ít cắn vào tay nhau hơn sau khi tay đã bị teo nhỏ.
Nếu những hóa thạch kiểu này có thể được thu thập và tổng hợp, đó sẽ là bằng chứng chứng minh giả thuyết khủng long bạo chúa hay cắn nhầm tay nhau khi ăn là đúng. Vậy thì tiến hóa làm teo nhỏ tay chúng cũng là việc nên làm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Tranh nhau thức ăn, cá sấu cắn đứt chân đồng loại của mình!