Phát hiện rùng rợn bên trong hang động dài 1.500m: 'Kẻ sưu tập hàng trăm nghìn bộ xương' lộ diện
Giải mã bí ẩn bộ xương nằm giữa đống vàng, dương vật cũng bọc vàng trong cổ mộ nghìn năm / Phát hiện hang động chứa đầy xương được linh cẩu cất giấu trong hàng nghìn năm qua, có cả xương người tiền sử
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một khối lượng khổng lồ gồm hỗn hợp xương động vật và hài cốt của con người bên trong một hang động cổ đại ở Ả Rập Xê Út (Tây Á).
Hang động này có tên là Umm Jirsan, là một hệ thống dẫn dung nham trải dài bên dưới cánh đồng núi lửa Harrat Khaybar ở phía tây bắc Ả Rập Xê Út. Umm Jirsan dài 1.500 mét, trở thành ống dung nham dài nhất ở Ả Rập.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu báo cáo đã phát hiện ra hàng trăm nghìn bộ xương của ít nhất 14 loại động vật khác nhau, chẳng hạn như gia súc, ngựa, lạc đà, động vật gặm nhấm... Và một số xương đó là của con người.
Bên trong hang động Umm Jirsan. (Stewart và cộng sự, AAS, 2021)
Nhà khảo cổ học Mathew Stewart từ Viện Sinh thái Hóa học Max Planck ở Đức cho biết: "Ống dung nham dài 1,5 km này là một khối với hàng trăm nghìn bộ hài cốt động vật được bảo quản rất tốt. Nhưng tại sao lại có hang xương khổng lồ này?"
Theo các nhà nghiên cứu, đống xương động vật khổng lồ này rất có thể được 'sưu tập' bởi linh cẩu sọc (Hyaena hyaena), cùng những bộ xương của chính chúng cũng được tìm thấy trong hang, phân hóa thạch của chúng (được gọi là coprolite).
Chuyên gia Mathew Stewart giải thích: "Linh cẩu sọc là những 'nhà sưu tập xương', chúng vận chuyển đến các ổ bên trong hang để tiêu thụ, cho con của chúng ăn hoặc để dành".
Linh cẩu sọc. (Rushikesh Deshmukh DOP / Wikimedia Commons / CC BY-SA 4.0)
Mặc dù xương động vật đã được khai quật trong ống dung nham Umm Jirsan trước đó, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu nhiều về phân loại của các loài trong hang động, cũng như những gì còn lại có thể cho chúng ta biết về cổ sinh vật học trong khu vực.
Tuy nhiên, hang linh cẩu cũ này không chỉ là một di tích của quá khứ xa xưa. Trong cuộc điều tra trước đó về ống dung nham vào năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nghe thấy âm thanh "gầm gừ" trong hang động, cho thấy Umm Jirsan vẫn là nơi trú ngụ của nhiều loài.
Có thể các loài động vật khác chẳng hạn như cáo hoặc sói đã tha nhiều xác con mồi vào hang, tạo thành bộ sưu tập xương khổng lồ. Nhưng nhóm nghiên cứu cho biết 'kẻ sưu tập xương' lớn nhất trong hang động này chính là linh cẩu vì sói thường không phân tán xương xa nơi chúng giết con mồi, và cáo không thể mang theo hoặc dễ dàng tiêu thụ con mồi lớn như vậy. Hơn nữa, nhiều dấu vết trên xương gợi ý quá trình gặm nhấm và tiêu hóa của linh cẩu.
Xương rải rác ở Umm Jirsan. (Stewart và cộng sự, AAS, 2021)
Riêng về bộ xương người, vẫn còn nhiều bí ẩn và các nhà khảo cổ vẫn đang đi tìm câu trả lời.
Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết nhiều điều về Umm Jirsan, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng ngôi mộ rùng rợn này có thể đóng vai trò như một địa điểm làm sáng tỏ cổ sinh vật học và tiền sử của Ả Rập cổ đại.
Các phát hiện được báo cáo trong Khoa học Khảo cổ học và Nhân chủng học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy