1.400 năm sau khi bị thất lạc, viên xá lợi độc nhất vô nhị bất ngờ xuất hiện ở nhân gian: Mảnh xương cao quý nhất của Đức Phật đã trở về!
Tinh mắt nhìn ra bảo vật cực kỳ quý giá, người đàn ông chỉ mất 30 NDT cho chủ khu thu mua phế thải: Giá thật là 3 tỷ NDT / Chàng trai số đỏ tìm thấy bộ 3 bảo vật khi đào hầm biogas: Giao nộp miễn phí cho nhà nước!
Sự phát triển của văn hóa Phật giáo có lịch sử hàng nghìn năm. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, do Thích Ca Mâu Ni tạo ra và không lâu sau du nhập vào xã hội Trung Quốc, đồng thời bén rễ và nảy mầm ở đất nước này.
Có một ngôi chùa có tên là Đại Báo Ân ở Nam Kinh đã tồn tại hàng nghìn năm. Năm 2007, một di tích văn hóa đã được các nhà khảo cổ học khai quật và mang về đây.
Di tích văn hóa này là di vật xương đặc biệt nhất của Đức Phật. Tương truyền rằng sau khi Đức Thích CaMâu Ni qua đời, thi hài của Ngài đã bị phân hủy thành hơn 84.000 viên xá lợi, và những viên xá lợi này được cất giữ trong nhiều ngôi chùa khác nhau.
Trong Phật giáo, xá lợi là thứ vô cùng quan trọng, chỉ có những bậc xuất gia đắc Đạo mới có xá lợi. Xá lợi của Thích Ca Mâu Ni được các Phật tử coi như báu vật của thế gian.
Những bảo vật này đã bị thất lạc hơn 1.400 năm. Các tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ đã cố gắng tìm kiếm những di vật còn sót lại của Đức Phật nhưng không thành công, không ngờ nó lại đang nằm ở chùa Đại Báo Ân ở Trung Quốc.
Di vật của Đức Phật một phần của xương sọ, được bảo quản tốt, chôn dưới đất hàng nghìn năm, khi khai quật vẫn còn nhìn thấy những lỗ tóc rõ ràng khiến tất cả mọi người phải bàng hoàng. Các chuyên gia nhận định, di tích văn hóa này là bảo vật thế giới cùng như quốc bảo của Ấn Độ, giá trị vô cùng lớn.
Viên xá lợi được trưng bày tại chùa Đại Báo Ân (Ảnh: Eastweek)
Để nghiên cứu rõ hơn vì sao di tích văn hóa này lại xuất hiện ở Nam Kinh, các chuyên gia đã tham khảo tư liệu lịch sử và tiết lộ quá khứ của nó. Sở dĩ di tích văn hóa này xuất hiện ở Nam Kinh có liên quan mật thiết đến một vị hoàng đế ở Ấn Độ, vị hoàng đế đó là Ashoka (hay còn có tên là A Dục Vương) nổi tiếng trong lịch sử.
Năm 268 trước Công nguyên, ông trở thành vua của Ấn Độ, mở ra một chương mới trong lịch sử. Lúc bấy giờ, vua A Dục rất tin vào Phật giáo, ông sưu tầm xá lợi của Thích Ca Mâu Ni, cho xây dựng chùa chiền khắp nơi, đưa những xá lợi này vào chùa, nhờ đó mà truyền bá tư tưởng đạo Phật rộng rãi.
Thuở ban đầu, thánh tích của Đức Phật được cất giữ trong một ngôi chùa ở Nam Á và trở thành bảo vật của chùa. Sau đó, một nhà sư từ triều đại Bắc Ngụy ở Trung Quốc đã du hành đến Ấn Độ. Tuy nhiên do chiến tranh và những thay đổi của thời gian, viên xá lợi này đã bị thất lạc trong dân gian.
Sau đó, người ta đã phát hiện ra di vật của Đức Phật tại khuôn viên chùa Đại Báo Ân ở Nam Kinh. Việc khai quật di tích văn hóa này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của khắp nơi trên thế giới. Năm 2010, thánh tích lần đầu tiên được trưng bày, thu hút tín đồ Phật giáo khắp nơi đến chiêm bái.
Hàn Vĩ, một chuyên gia từng chủ trì cuộc khai quật khảo cổ học cho biết: “Từ ý nghĩa của di vật xá lợi Phật tượng trưng cấp độ cao nhất, nó là biểu tượng của trí tuệ thông thái nhất mà chỉ Đức Phật mới có".
Ngày nay, di vật xương đỉnh của Đức Phật được lưu giữ ở Nam Kinh, việc khai quật được di vật văn hóa này đã đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nghiên cứu văn hóa về những tư tưởng Phật giáo quý giá hàng nghìn năm và là bảo vật độc nhất vô nhị trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán