Phát hiện sinh vật sở hữu tới 3 giới tính khác nhau, sống trong môi trường nhiễm asen cao hơn 500 lần ngưỡng chịu đựng của con người
Cận cảnh cuộc sống của sư tử trong môi trường hoang dã / Rợn người xem rắn hổ mang và đại bàng "đánh đấm"
Giống như các vùng hoang vu tại Nam Cực, hay những phần sâu nhất nơi đáy biển, hồ Mono ở California nước Mỹ là một nơi khắc nghiệt đối với hầu hết các dạng sinh vật sống. Ngoài vi khuẩn và tảo, nơi đây thường chỉ xuất hiện 2 loài tôm muối và ruồi lặn có thể chịu được môi trường nước siêu mặn trong hồ. Tuy nhiên, hồ Mono vẫn còn tồn tại cả những loài sinh vật khác, thông thường chúng đều rất khó quan sát để bằng mắt thường.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ California đã tích cực tìm tòi và phát hiện thêm 8 loài giun cực nhỏ phát triển mạnh ở bên trong và xung quanh hồ. Nằm trong số đó là một loại kỳ lạ hoàn toàn mới, chưa từng được con người khám phá trước đây.
Loài tuyến trùng vừa được phát hiện được đặt tên khoa học là Auanema, sở hữu đặc tính vô cùng kì dị, không phải một mà tới ba giới tính khác nhau. Trong khi Asen là một dạng á kim có độc tính nguy hiểm, loài tuyến trùng này có thể sống sót với liều lượng asen gấp 500 lần so với sức chịu đựng chất này ở cơ thể con người. Điều này cho thấy phẩm chất sinh tồn đặc biệt của loài Auanema trong tự nhiên.
Khi nói đến sự khác biệt của giới tính, các loài tuyến trùng thường đơn giản phân chia thành 2 dạng: lưỡng tính và giống đực. Thế nhưng Auanema lại sở hữu tới 3 giới tính khác nhau khi đồng thời có toàn bộ những đặc điểm giới tính của cả giống đực, giống cái và lưỡng tính. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý: " Auanema có sự sắp xếp các u nhú ở khu vực bộ phận sinh dục giống cái, trong khi các đặc điểm giống đực lại nằm ở phần chi".
Khung cảnh hồ Mono tại California, nơi có môi trường khắc nghiệt đối với các dạng sống.
Thêm một điều thú vị khi các nhà khoa học cho biết loài giun siêu nhỏ này có hình thức sinh đẻ ra con, sự khác biệt không nhỏ trong thế giới tuyến trùng vốn thường đẻ trứng. Rõ ràng, những đặc điểm kỳ lạ của loài giun này đã tạo nên lợi thế giúp chúng tồn tại được trong vùng nước kiềm, siêu mặn của hồ Mono.
Tuyến trùng là loại động vật phong phú nhất trên Trái Đất nhưng điều kiện khắc nghiệt nơi hồ Mono đã đặt ra nghi vấn cho việc tồn tại của một giống loài mới. Trước nghiên cứu này, chỉ có hai loài khác được tìm thấy trong hồ, nơi có độ mặn gấp ba lần đại dương và có độ pH kiềm lớn hơn cả baking soda. Việc phát hiện thêm cộng đồng Auanema tại hồ Mono đã bổ sung thêm vào con số 57 tỷ tuyến trùng rải khắp các nơi trên Trái Đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?