Phát hiện sốc: Công trình kiến trúc xây bởi một loài người khác
Những bí ẩn về đại dương ám ảnh loài người / Cuộc chiến của loài người từ 600 nghìn năm trước
Đây là một phát hiện đặc biệt quý giá bởi hầu như người hiện đại không thể biết được cách tổ tiên đã sử dụng gỗ hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu năm về trước. Khác với đá, các đồ tạo tác bằng gỗ khó lòng được bảo tồn cho tới ngày nay.
Tuy nhiên nhờ được vùi lấp một cách may mắn, một công trình gỗ "không thể tin nổi" đã lộ diện phía trên thác nước Kalambo cao 235m ở biên giới Zambia với vùng Rukwa của Tanzania, rìa Hồ Tanganyika.
![Phát hiện sốc: Công trình kiến trúc xây bởi một loài người khác - Ảnh 1. Phát hiện sốc: Công trình kiến trúc xây bởi một loài người khác - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2023/09/28/Phat-hien-soc-Cong-trinh-kien-truc-xay-boi-mot-loai-nguoi-khac_1.jpg?format=webp)
Công trình kiến trúc bằng gỗ gây sốc ở Zambia - Ảnh: NATURE
Theo Sci-News, công trình ngoạn mục bao gồm 2 khúc gỗ lớn được lồng vào nhau, nối lại bằng một rãnh cắt có chủ ý. Một trong hai khúc gỗ rõ ràng đã được tạo hình. Có dấu vết dụng cụ trên cả hai.
Dựa trên vị trí và hình dáng, công trình kiến trúc gỗ bí ẩn này có thể đã được sử dụng để làm nền móng cho cái gì đó, lối đi hoặc một công trình chống đỡ cho nhà ở vùng ngập lũ định kỳ.
Đó là một phát hiện gây sốc theo nhiều kiểu.
Thứ nhất, loài người tinh khôn - tức người hiện đại Homo sapiens chúng ta - chỉ mới ra đời hơn 300.000 năm về trước. Điều đó có nghĩa đây là công trình được xây bởi một loài cổ xưa hơn, đã tuyệt chủng.
Có lẽ, trình độ của loài người bí ẩn này đã đi trước cả tổ tiên chúng ta.
Thứ hai, nó hoàn toàn thách thức giả thuyết rằng nhân loại của thời đại đồ đá cũ là những người dân du mục.
"Tại thác Kalambo, những con người này không chỉ có nguồn nước lâu năm mà khu vực xung quanh còn cung cấp đủ thức ăn để họ có thể định cư và xây những công trình kiến trúc" - bài công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa họcNatureviết.
Tại địa điểm khảo cổ Kalambo, các nhà khoa học cũng tìm thấy thêm 4 công cụ gỗ niên đại từ 390.000 đến 324.000 năm trước, bao gồm một cái nêm, một cây gậy có thể dùng để đào, một khúc gỗ được cắt ra và một cành cây có những cái khía do con người cố ý khắc lên.
Theo các tác giả, các phát hiện này không chỉ mở rộng niên đại của thời kỳ gỗ được chế tác ở châu Phi, mà còn mở rộng hiểu biết của chúng ta về nhận thức kỹ thuật của vượn nhân hình cổ đại.
Lịch sử công nghệ về việc sử dụng cây cối phục vụ đời sống có thể phải được viết lại.
- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Khám phá top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Bất ngờ với quán quân dài tới 55 mét!
![Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/15/a85thi-the.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt