Phát hiện sốc về khả năng nuốt chửng rắn độc của người cổ đại
Bí ẩn cái chết của 22 nhà khảo cổ sau khi mở lăng mộ Pharaoh Tutankhamun / Kim tự tháp bí ẩn ở Peru khiến các nhà khảo cổ "điên đầu"
Mẫu phân hóa thạch của người cổ đại được tìm thấy ở Mỹ
Nhóm nghiên cứu đại học Texas A&M, dẫn đầu bởi giáo sư khảo cổ Elanor Sonderman, phát hiện ra điều kỳ lạ khi kiểm tra phân hóa thạch (niên đại 1.500 năm) được tìm thấy tại khu vực Conejo Shelter, tây nam bang Texas, Mỹ.
Bên trong hóa thạch, họ phát hiện phần còn lại của một con rắn thuộc họ rắn đuôi chuông. Căn cứ vào đó, các nhà khảo cổ khẳng định người cổ đại đã nuốt nguyên cả con rắn độc mà không cần nấu chín.
"Phân tích cho thấy phần xương, vảy và răng nanh của một con rắn chuông họ Viperidae xuất hiện trong phân hóa thạch của người cổ đại. Vì nó còn nguyên vẹn nên chúng tôi khẳng định con rắn bị nuốt chửng", các nhà khảo cổ cho hay.
Rắn đuôi chuông là một loài rắn cực độc, nhưng có con từng bị người cổ đại nuốt chửng
Nhóm nghiên cứu cho rằng mẫu phân hóa thạch thuộc về nhóm người cổ đại Ancestral Puebloans (Tổ tiên của người da đỏ). Họ là một phần của nền văn hóa bản địa Mỹ, từng phân bố ở các vùng thuộc bang Utah, Arizona, New Mexico và Colorado.
Trang Gizmodo (Mỹ) đặt câu hỏi với giáo sư Sonderman về khả năng phần xương của con rắn vô tình rơi vào phân người rồi sau đó mới hóa đá. Nhưng người dẫn đầu nhóm nghiên cứu của đại học Texas A&M khẳng định khả năng đó khó xảy ra.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: Báo hoa mai vào làng tấn công người gây hoang mang. Nguồn: Viral Press.
End of content
Không có tin nào tiếp theo