Phát hiện thiên thạch ở Nam Cực có thể làm thay đổi hiểu biết về nguồn gốc nước trên Trái Đất
CLIP: Chó sói sa lưới nhận kết cục bi thảm dưới móng vuốt bầy chó săn / CLIP: Cái kết đẫm máu cho kẻ cả gan thách thức “báo vương”
Một thiên thạch được tìm thấy ở Nam Cực vào năm 2012 đang khiến giới khoa học phải xem xét lại giả thuyết về nguồn gốc nước trên Trái Đất. Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Icarus, thiên thạch thuộc nhóm enstatite chondrite – loại vật liệu được cho là nền tảng cấu tạo Trái Đất – có chứa dấu vết của hydro sulfide, một hợp chất có thể cung cấp hydro cần thiết để tạo ra nước.
Thành phần hóa học của thiên thạch có thể làm thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về nguồn gốc nước trên Trái Đất.
Lâu nay, giới khoa học tin rằng do Trái Đất hình thành từ các vật liệu khô như enstatite chondrite, nên nước chỉ có thể đến từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi ở vùng ngoài của Hệ Mặt Trời. Những vụ va chạm mang tính "ăn may" đó được cho là kết quả của ảnh hưởng hấp dẫn từ sao Mộc.
Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2020 đã chỉ ra rằng enstatite chondrites tuy không có nước, nhưng lại chứa hydro. Câu hỏi đặt ra là: hydro đó ở dạng nào?
Giờ đây, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học hành tinh James Bryson (Đại học Oxford) dẫn đầu đã sử dụng kỹ thuật quang phổ tia X để phân tích mẫu thiên thạch từ Nam Cực. Kết quả bất ngờ: họ tìm thấy lượng hydro lớn hơn dự đoán, tồn tại dưới dạng hydro sulfide, phân bố khắp phần vật chất mịn của thiên thạch.
"Điều này cho thấy các hành tinh đá như Trái Đất hoàn toàn có thể tự hình thành với đủ hydro để tạo nên nước biển – và từ đó tạo ra điều kiện sống," Bryson nhận định. “Khả năng có sự sống trong vũ trụ có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình. Nhà nghiên cứu thiên thạch Conel Alexander (Viện Carnegie, Washington D.C.) cảnh báo rằng các mẫu enstatite chondrite rất dễ bị nhiễm nước khi tiếp xúc với băng hoặc oxy trên Trái Đất. "Khi rơi xuống Trái Đất, chúng bắt đầu phản ứng rất nhanh với môi trường," ông nói với Live Science. Vì thế, ông nghi ngờ lượng hydro ghi nhận có thể đến từ băng và nước tan ở Nam Cực.
Để xác minh hoàn toàn, các nhà khoa học cho rằng cần một mẫu enstatite chondrite mới rơi xuống Trái Đất, được thu thập ngay lập tức và bảo quản trong môi trường không có nước hoặc oxy. Chỉ như vậy mới có thể chắc chắn hydro đến từ đâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể hòa lẫn vào nhau?
Việt Nam sắp có nhà ga hiện đại bậc nhất thế giới, tọa lạc tại thành phố đảo đầu tiên của cả nước
CLIP: Người đàn ông bị hổ vồ ngã, cắn vào đầu nhưng diễn biến sau đó khiến ai cũng 'sốc'
"Đồng tử kép", dị tượng nơi ánh nhìn và số phận những bậc vĩ nhân
CLIP: Sư tử suýt chết đuối khi bị ngựa vằn “phản công” trong cuộc truy sát kịch tính

CLIP: Màn thủy chiến kịch tính giữa cò trắng với rắn, cái kết đầy bất ngờ