Phát hiện tiền thân sự sống Trái Đất ở một Mặt Trời khác
Kỳ lạ hòn đảo “tí hon" nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống / Kỳ lạ: Ngôi làng có tục thờ chó đá 400 tuổi ở Hà Nội
Nhóm nghiên cứu do Đại học Queen Mary (London - Anh) dẫn đầu đã quan sát IRAS16293-2422 B - một "protostar" hay "tiền sao", tức một ngôi sao ở giai đoạn cực kỳ non trẻ, đang dần hình thành. IRAS16293-2422 B được chú ý vì một phần nó cùng loại với Mặt Trời của chúng ta, nằm trong khu vực hình thành sao Rho Ophiuchi, thuộc chòm sao Ophiuchus.

Khu vực chứa ngôi sao non trẻ IRAS16293-2422 B - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Cụ thể, qua các dữ liệu thu thập bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ALMA đặt ở Chile, nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra dấu vết của các phân tử glycolonitrile ngay trong vùng hình thành sao cách trái đất 450 năm ánh sáng này.
Glycolonitrile chính là những "khối xây dựng sự sống" sơ khai và cũng là thứ đã khởi nguồn cho sự sống trên hành tinh chúng ta. Phân tử này có công thức hóa học là HOCH2CN, tức chứa các nguyên tử carbon, oxy, hydro, nitơ. Nó được cho là tiền thân của sự hình thành adenine, thành phần cơ bản trong cả DNA và RNA.

Phân tử glycolonitrile - tiền thân của sự sống trên trái đất được tìm thấy trong các vật liệu sẽ tạo thành hệ mặt trời khác - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Vì thế, ngôi sao trẻ nói trên có thể là bản sao tuyệt vời của Hệ Mặt Trời, giúp con người hiểu thêm về sự hình thành của sao mẹ Mặt Trời và các hành tinh, cũng như cách mà sự sống khởi nguồn trên Trái Đất. Ở khu vực hình thành sao này, phân tử tiền sinh học nói trên hiện hữu từ chính trong vật liệu mà mai này sẽ biến thành ngôi sao mẹ và các hành tinh của nó.
Trước đó, họ cũng phát hiện dấu tích của cả methyl isocyanate, một đồng phân của glycolonitrile ngay trong khu vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán