Phát hiện về “người khác loài cuối cùng” ở Tây Tạng
Nền y tế đáng kinh ngạc của Ai Cập: Từ 4.000 năm trước đã thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư não? / 7 địa điểm nguy hiểm trên thế giới, 'chết chóc' luôn rình rập nếu bạn sơ hở
Một nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố trên tạp chí Nature đã đem đến thông tin mới về thời điểm mà người khác loài Denisovans thực sự tuyệt chủng: Không thể là trên dưới 40.000 năm trước, mà ít nhất 32.000 năm trước, họ hãy còn sống ở Tây Tạng.
Họ là một loài anh em với Homo sapiens chúng ta, cùng thuộc chi Homo (chi người), từng giao phối dị chủng với tổ tiên chúng ta.
Nhiều cộng đồng trên thế giới hãy còn mang DNA của vị tổ tiên này trong dòng máu, "đậm đà" nhất là người châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Sci-News, phát hiện về những "người khác loài cuối cùng" ở Tây Tạng dựa trên việc phân tích 2.500 mẩu xương hỗn tạp được các nhà khoa học thu thập từ hang động Baishiya Karst trong nhiều năm làm việc.
Số xương này bao gồm của nhiều loài động vật khác nhau có dấu vết tương tác của con người và cả xương sườn được xác định là của người Denisovans.
Trước đó, vào năm 2019, một chiếc xương hàm có niên đại 160.000 năm cũng từ hang động này được xác định là có nguồn gốc từ người Denisovans.
Vào năm 2020, mtDNA của loài người cổ này được tìm thấy trong trầm tích của hang động, cho thấy sự hiện diện của họ vào các giai đoạn khoảng 100.000 năm trước, 60.000 năm trước và có thể là 45.000 năm trước.
Xương sườn mới của người Denisova từ hang động Baishiya Karst có niên đại khoảng 48.000-32.000 năm trước.
Phát hiện mới giúp làm sáng tỏ hơn câu hỏi: "Khi nào và tại sao những người Denisovans trên cao nguyên Tây Tạng lại tuyệt chủng?".
Ngoài xương người, số xương trong hang động bao gồm xương cừu bharal, bò Tây Tạng hoang dã, ngựa, tê giác lông đã tuyệt chủng và linh cẩu đốm.
"Bằng chứng hiện tại cho thấy chính người Denisovans, chứ không phải bất kỳ nhóm người nào khác, đã chiếm giữ hang động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn tài nguyên động vật có sẵn trong suốt thời gian họ chiếm đóng" - TS Jian Wang từ Đại học Lan Châu (Trung Quốc), đồng tác giả, cho biết.
Quá trình phân tích bằng khối phổ cho phép các nhà khoa học trích xuất thông tin có giá trị từ các mảnh xương thường bị bỏ qua, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động của con người.
Điều này cho thấy ngoài ăn thịt động vật, những người cổ đại này cũng dùng xương động vật để làm công cụ chế tác các công cụ đá khác.
Trước đây, người ta cho rằng những người khác loài cuối cùng - bao gồm loài Denisovans và loài Neanderthals - đã tuyệt chủng đâu đó khoảng 40.000 năm trước.
Vài năm gần nhất, một số bằng chứng kéo lùi dấu mốc này vào khoảng giữa 30.000-40.000 năm trước. Phát hiện mới nhất ở Tây Tạng đã tiếp tục điều chỉnh dòng lịch sử.
Chưa kể, phát hiện trên không cho thấy bất kỳ lý do nào khiến họ tuyệt chủng mà chỉ cung cấp dấu vết của một cuộc sống có nguồn thức ăn phong phú cho đến ít nhất 32.000 năm trước.
Như vậy, hoàn toàn có khả năng họ đã tồn tại song song với loài chúng ta lâu hơn nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ