Phát hiện vĩ đại tại 'thành phố đã mất' của người Inca khiến sử gia phải viết lại: Hài cốt 'lên tiếng'!
Phát hiện hài cốt của nạn nhân bị cá mập tấn công có niên đại 3.000 năm / Tìm thấy hài cốt người lính Trung Cổ chìm dưới đáy hồ suốt 500 năm
Nằm ở độ cao 2.430 mét so với mực nước biển ở sườn núi phía Đông của miền nam Peru, thành cổ Machu Picchu là một trong những kỳ quan lịch sử đáng giá của nhân loại.
Machu Picchu vốn là một trong những di tích nổi tiếng nhất trên thế giới, tuy nhiên quá khứ của nó và những người dân tạo dựng và sử dụng nó vẫn là một trong những bí ẩn đối với các nhà sử học phương Tây.
Theo dữ liệu của các nhà khoa học trước đây, Machu Picchu được người Inca xây dựng từ thế kỷ thứ 15. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã khiến các nhà khoa học và sử gia kinh ngạc, buộc họ phải viết lại lịch sử cũng như thành tựu của Machu Picchu.
Cụ thể là gì?
Trong suốt hơn 75 năm, nhiều nhà sử học và nhà khoa học đã tin rằng di tích lịch sử nổi tiếng ở Peru - Machu Picchu được xây dựng sau Công nguyên một thời gian, cụ thể là sau năm 1438 (khoảng 1440 hoặc 1450, tức thế kỷ 15). Điều này chủ yếu dựa trên các tài liệu của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 từ cuộc chinh phục khu vực của họ.
Tuy nhiên, các kỹ thuật xác định niên đại nâng cao được thực hiện trên hài cốt Hoàng đế Pachacuti - người đã xây dựng Machu Picchu - và nhận thấy Machu Picchu được xây dựng trước đó ít nhất 2 thập kỷ (năm cụ thể ở phần dưới).
Hình ảnh thành cổ Machu Picchu. Ảnh: Ernesto Benavides / AFP / Getty Images
Kết quả này thuộc về một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Richard Burger, Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Yale (Mỹ). Họ đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ (cụ thể là phương pháp đo khối phổ gia tốc - AMS) để xem xét tỉ mỉ hài cốt của Hoàng đế Pachacuti - người đã lên nắm quyền sớm hơn dự kiến.
Điều này có nghĩa là các cuộc chinh phục ban đầu của Hoàng đế Pachacuti đã diễn ra sớm hơn, giúp giải thích cách Đế chế Inca trở thành đế chế lớn nhất và hùng mạnh nhất ở châu Mỹ thời tiền Colombia.
"Phát hiện này có thể khiến các sử gia, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sự phát triển của đế chế Inca (chủ yếu thông qua các hồ sơ thuộc địa) cần phải sửa đổi và viết lại. Bởi các phương pháp cacbon phóng xạ hiện đại cung cấp bằng chứng tốt hơn để hiểu về lịch sử của người Inca hơn là những ghi chép lịch sử hồi thế kỷ 16" - Giáo sư nhân chủng học Richard Burger viết.
Dennis Ogburn, nhà nhân chủng học và khảo cổ học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, Mỹ, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết sự khác biệt trong vài thập kỷ trong quá trình lên nắm quyền của Hoàng đế Pachacuti sẽ có ý nghĩa đối với sự hiểu biết về lịch sử của người Inca của các nhà khoa học hiện đại.
Điều này không chỉ cho chúng ta thấy đế chế của họ mở rộng nhanh như thế nào mà còn cả thời gian họ phải củng cố quyền kiểm soát các nơi mà họ đã chinh phục"
Hài cốt 'biết nói'
Để có được phát hiện đáng kinh ngạc này, nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 26 hài cốt từ các nghĩa trang ở Machu Picchu có được trong cuộc khai quật trước đó vào năm 1912.
Sử dụng phương pháp đo khối phổ gia tốc - AMS, các nhà khoa học công bố trên Tạp chí Antiquity rằng: Thành cổ Machu Picchu được xây dựng vào khoảng năm 1420. Và thành phố này được người Inca dùng làm nơi sinh sống cho đến năm 1530 - trùng với ngày bắt đầu cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha đối với Đế chế Inca.
Hình ảnh Machu Picchu vào năm 1911. Nguồn: Granger Historical Picture Archive/Alamy Stock Photo
Giáo sư Richard Burger cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên dựa trên bằng chứng khoa học để đưa ra ước tính về thời điểm Machu Picchu ra đời và thời gian bị người Tây Ban Nha chiếm đóng. Đã đến lúc, sử gia phải viết lại dữ liệu về Inca".
Có một số cuộc tranh luận giữa các học giả về giá trị tương đối của các ghi chép lịch sử và khảo cổ trong việc phát triển các tường thuật lịch sử. Tiến sĩ Gabriela Ramos của Đại học Cambridge (Anh) cho biết:
"Niên đại của người Inca là một vấn đề tranh luận giữa các nhà khảo cổ học và sử học. Các địa điểm xác định niên đại của người Inca là đối tượng của sự suy đoán vì các tài liệu viết và bằng chứng khảo cổ học không phải lúc nào cũng tương ứng với nhau. Trong nhiều thập kỷ, các nhà sử học và nhân chủng học chủ yếu dựa vào các tài liệu viết và gần đây là các phát hiện khảo cổ học. Việc sử dụng xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và các kỹ thuật khác đang góp phần bổ sung hoặc thay đổi hiểu biết của chúng ta về các xã hội tiền Colombia".
Thành phố đã mất
Machu Picchu hiện là Di sản Thế giới của UNESCO và được ca ngợi là một trong những địa điểm khảo cổ vĩ đại của thế giới.
Machu Picchu nằm giữa hai ngọn núi trên dãy Andes, ở độ cao gần 2.430 mét, trên một sườn núi ở dãy núi Đông Cordillera của Peru.
Nó đã bị bỏ hoang vào những năm 1530 sau cuộc xâm lược của Tây Ban Nha và sau đó trở nên phổ biến ở phương Tây với cái tên "Thành phố đã mất của người Inca", mặc dù người dân địa phương không bao giờ biết đến vị trí của nó.
Các nhà khảo cổ học cho rằng Machu Picchu được xây dựng như một điền trang cho Hoàng đế Pachacuti, một người cai trị cha truyền con nối sinh ra ở Cuzco, thủ đô của người Inca, nơi ngày nay là đông nam Peru.
Địa điểm được tạo thành từ khoảng 200 công trình kiến trúc bằng đá, với những bức tường đá granit vẫn còn nguyên vẹn. Chúng bao gồm một nhà tắm nghi lễ, đền thờ, kho thóc và hệ thống dẫn nước...
Thành cổ thường thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào