Khám phá

Phát hiện xác gấu hang động hơn 20.000 năm tuổi

Xác của một con gấu hang động còn nguyên từ thời Kỷ băng hà đã được phát hiện tại Nga.

Khám phá cung đường nguy hiểm nhất thế giới / 'Ngán ngẩm' với quá trình tuyển chọn phi tần khắt khe thời nhà Minh

Xác của con gấu được phát hiện bởi những người chăn nuôi tuần lộc trên quần đảo Lyakhovsky, một phần của quần đảo New Siberia ở vùng Viễn Bắc của Nga.

Trước đó, chỉ có xương của gấu hang động được khai quật, nhưng mẫu vật lần này thậm chí còn nguyên phần mũi, theo nhóm các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) ở Yakutsk, Siberia.

Một chuyên gia hàng đầu của Nga về các loài tuyệt chủng trong Kỷ Băng hà cho biết: phát hiện này có "tầm quan trọng thế giới".

Trong một tuyên bố do trường đại học NEFU đưa ra, nhà khoa học Lena Grigorieva cho biết: "Trước đây, người ta chỉ tìm thấy hộp sọ và xương. Lần này mẫu vật còn giữ nguyên phần mũi. Phát hiện này có tầm quan trọng lớn đối với toàn thế giới."

Theo nhóm nghiên cứu, gấu hang động (Ursus spelaeus) là một loài tiền sử sống ở Âu-Á vào giữa và cuối kỷ Pleistocen và đã tuyệt chủng khoảng 15.000 năm trước. Phân tích sơ bộ cho thấy con gấu sống cách đây 22.000 đến 39.500 năm.

Maxim Cheprasov, nhà nghiên cứu cấp cao từ phòng thí nghiệm Bảo tàng Voi ma mút ở Yakutsk, cho biết: "Cần phải thực hiện phương pháp phân tích carbon phóng xạ để xác định tuổi chính xác của con gấu."

Những phát hiện xác động vật tiền sử, bao gồm voi ma mút, tê giác lông cừu, ngựa con Kỷ băng hà, một số chó con và sư tử con trong hang động, đã được thực hiện ở Siberia trong những năm gần đây khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm