Hài cốt nằm úp trong cổ mộ và bí ẩn lời nguyền 'xác sống'
Chó hoảng hốt vì đụng phải 'quái vật' có vẻ ngoài lầm lì, chậm chạp / Kinh hãi trước những con 'thủy quái' lừng danh thế giới - Kỳ 3
Nỗi ám ảnh xác sống
Cách đây 6 năm, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một ngôi mộ cổ ở Đức có hình thức chôn cất kỳ lạ: Hài cốt được chôn trong tư thế úp mặt, đặt bên cạnh là một con dao và chiếc ví đựng đầy tiền xu.Qua nghiên cứu, Giáo sư nhân chủng học Amelie Alterauge thuộc Viện Pháp Y tại Đại học Bern (Thuỵ Sỹ) xác định, đây là hài cốt của một người đàn ông qua đời vì dịch hạch. Ngôi mộ tồn tại khoảng năm 1630-1650, gần thời điểm các đợt dịch hạch hoành hành ở khu vực này.
Trong bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học PLOS One, giáo sư Amelie Alterauge khẳng định, kiểu chôn cất kỳ lạ kể trên để ngăn người chết trở thành "xác sống", đội mồ trở về ám người sống.
Để hoàn thành công trình, tiến sĩ Alterauge và cộng sự Sandra Losch – Trưởng khoa Nhân chủng học Vật lý, Viện Pháp Y, Đại học Bern (Thụy Sĩ), đã nghiên cứu thêm gần 100 cổ mộ khác được khai quật ở Thuỵ Sỹ, Đức và Áo trong vòng 900 năm trở lại đây. Hài cốt trong các ngôi mộ cổ này đều được chôn trong tư thế úp mặt. Các nhà khoa học cho biết, phần lớn những hài cốt này được chôn cất vào giai đoạn dịch hạch – “cái chết đen” hoành hành ở Thụy Sĩ.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong nhiều tài liệu cổ trong giai đoạn này có nhắc đến "nachzehrer" tạm dịch là "những kẻ ăn thịt xác chết" - hay còn gọi là zombie. Điều này góp phần khẳng định rằng cách chôn cất này xuất phát từ nỗi lo sợ người chết sẽ trở thành xác sống.
Một bài nghiên cứu trên National Geographic cũng chứng minh người xưa áp dụng cách chôn cất kỳ quái này nhằm “ngăn chặn ma cà rồng và xác sống thoát khỏi ngôi mộ của mình”. Phong tục này ra đời từ năm 1347, thời điểm bệnh dịch hạch hoành hành khắp châu Âu, lấy đi sinh mạng hàng triệu người. Thời đó, người ta tin rằng người chết vì dịch hạch có thể hóa xác sống và trở về.
Sự thật về chuyện "đội mồ sống lại"
Theo tiến sĩ Alterauge, nguyên nhân khiến người xưa tin xác chết có thể “đội mồ sống dậy” là do dịch hạch hủy hoại cơ thể với tốc độ đáng sợ, gây tử vong quá nhanh. Các thi thể nổi hạch khắp người không kịp được chôn cất, phân hủy ngay, tạo ra cảnh tượng gây ám ảnh.
"Sau khi chết do dịch hạch, cơ thể sẽ “phình to”, ruột của người chết chứa đầy khí tạo ra những tiếng động đáng sợ, đi kèm với mùi hôi thối. Thêm vào đó, khi thi thể phân hủy, tóc và móng tay của người chết nhìn giống như đang “phát triển”. Kinh khủng hơn, các thi thể đang phân hủy còn tạo ra âm thanh từ các khớp xương.
Thậm chí, quá trình phân hủy này còn khiến các thi thể trông giống như đang ăn thịt chính mình và những tấm vải liệm”, giáo sư Alterauge cho biết, "tất cả tạo nên hình ảnh về các xác sống – zombie giống hệt trong phim kinh dị ngày nay".
Bên cạnh đó, do không tường minh việc lây lan nên nhiều người thời đó tin rằng, “nguyên nhân mắc bệnh và tử vong sau khi dự đám tang người bị dịch hạch, là do người chết nguyền rủa” như lời giáo sư Alterauge.
Chính vì vậy, chôn những người chết do nhiễm bệnh trong tư thế úp mặt chính là một cách ngăn cản tà ma chiếm hữu thi thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Dọn đồ đạc của ông nội và đào ra chiếc 'thớt cổ' hàng trăm năm tuổi, sau khi được chuyên gia thẩm định, chàng trai trở nên giàu có chỉ sau một đêm