Phát hiện xác ướp được bảo quản hoàn hảo thời La Mã cổ đại
Phát hiện cỗ xe rước lễ thời La Mã cổ đại / Phát hiện đầu tượng bằng đá cẩm thạch của hoàng đế La Mã
Hài cốt được chôn trước vụ phun trào nổi tiếng đã chôn vùi thành phố Pompeii trong tro bụi.
Theo những dòng chữ trên lăng mộ, người quá cố là một người đàn ông tên là Marcus Venerius Secundio, chết ở độ tuổi 60 và có thời điểm bị bắt làm nô lệ. Sau khi được trả tự do, Secundio trở thành một linh mục khá giả, người tiến hành các nghi lễ bằng tiếng Latin và tiếng Hy Lạp.
Dòng chữ trên lăng mộ đề cập đến những nghi lễ Hy Lạp là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về các buổi biểu diễn của người Hy Lạp được tổ chức tại thành phố Italy.
Mặc dù thi thể đã gần 2.000 năm tuổi nhưng mái tóc cắt ngắn sát đầu và một tai vẫn còn hiện rõ trên hộp sọ. (Ảnh: Công viên khảo cổ lịch sự của Pompeii / Đại học Valencia)
Gabriel Zuchtriegel, Giám đốc Công viên Khảo cổ lịch sự của Pompeii, cho biết: "Các buổi biểu diễn bằng tiếng Hy Lạp được tổ chức là bằng chứng về bầu không khí văn hóa sống động và cởi mở, đặc trưng của thành phố Pompeii cổ đại".
Hài cốt của Secundio nằm trong một ngôi mộ xây hình chữ nhật, được vẽ với hình ảnh cây cối xanh tươi trên nền xanh lam. Dấu vết của lớp sơn vẫn còn lưu lại trên các bức tường bên ngoài của lăng mộ. Thi thể một phần của xác ướp được chôn giấu trong một hốc tường kín trong lăng mộ với trần hình vòm, tóc được cắt ngắn sát da đầu và một tai vẫn còn gắn trên hộp sọ.
Bình thủy tinh màu xanh lam được tìm thấy trong mộ của Marcus Venerius Secundio. (Ảnh: Công viên khảo cổ lịch sự của Pompeii / Đại học Valencia)
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy mảnh vải vụn và hai bình thủy tinh được gọi là "unguentaria" tại lăng mộ của Secundio. "Unguentaria" là bình gốm hoặc thủy tinh nhỏ thường được tìm thấy trong các nghĩa trang La Mã và Hy Lạp và có thể để đựng dầu hoặc nước hoa phục vụ cho các nghi lễ bên mộ.
Ngôi mộ cũng có hai bình đựng rượu, trong đó có một bình thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp thuộc về một người phụ nữ có tên được ghi là Novia Amabilis. Theo các nhà khảo cổ học, hỏa táng là phương pháp an táng phổ biến nhất của người Pompeii trong thời kỳ La Mã cổ đại.
Tuy nhiên, lý do tại sao hài cốt của Secundio không được hỏa táng vẫn chưa được xác định và không rõ liệu thi thể của anh ta được ướp xác tự nhiên hay được xử lý để ngăn tình trạng phân hủy.
Dòng chữ trên ngôi mộ ghi tên Marcus Venerius Secundio. (Ảnh: Công viên khảo cổ Pompeii / Đại học Valencia)
Ngôi mộ nằm ở Porta Sarno Necropolis, ngay bên ngoài các bức tường thành của cổng Porta di Nola. Một số người nổi tiếng đã được chôn cất trong nghĩa địa, bao gồm quản trị viên thành phố Marcus Obellius Firmus, người sống dưới thời Hoàng đế Nero trị vì (từ năm 54 đến năm 68 Công nguyên).
Theo nội dung ghi chép được phát hiện trước đây của chủ ngân hàng Cecilius Giocondus, cũng như dòng chữ được khắc bằng đá cẩm thạch trên lăng mộ của Secundio, người này từng là nô lệ tại đền thờ Venus trước khi được trả tự do. Sau đó, ông ta giữ chức tư tế của giáo phái hoàng gia, dành để tôn vinh trí nhớ của hoàng đế La Mã Augustus, người trị vì từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 14 sau Công nguyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngã ba độc nhất vô nhị trên thế giới nằm ở Việt Nam, ngắm được 3 nước Đông Dương cùng một lúc
Vận rủi liên tiếp sau trúng số: Nhận 33 tỷ, giấu chồng ly hôn, người vợ phải trả giá đắt
CLIP: Đóng giả ngựa vằn trêu sư tử, 2 chàng trai lập tức 'nếm trái đắng'
CLIP: Tấn công ngựa, 2 con chó Pitbull bị đá 'vỡ mồm'
CLIP: Bị khỉ cà khịa, rắn hổ mang nổi điên đáp trả và cái kết khó đoán
Vị vua giỏi chiến trận nhất Việt Nam, khiến kẻ thù sợ như cọp và cái chết bí ẩn vẫn chưa có lời giải