Phát hoảng với quái vật 'xà đầu long' thời tiền sử có cổ dài gần 3 mét
Phát hiện xác gấu hang động hơn 20.000 năm tuổi / Bầy linh cẩu xé xác báo hoa mai: Nguyên nhân phía sau
Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện hóa thạch một loài bò sát cổ đại Plesiosaurs (xà đầu long) dài 18ft (5,4m) cực hiếm sống ở đại dương 165 triệu năm trước tại một mỏ đá ở Peterborough, Anh. Đây có thể là một loài hoàn toàn mới của quái vật biển thời tiền sử, theo Dailymail.
Các chuyên gia tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên của đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu bộ xương hóa thạch của loài sinh vật cổ đại với hy vọng làm sáng tỏ vị trí của nó trong lịch sử tiến hóa. Hóa thạch của chúng được khai quật tại khu vực mà mới đây, các nhà khảo cổ vừa phát hiện khu định cư thời đồ Đồng được bảo quản tốt nhất ở nước Anh.
Cổ sinh vật học khai quật được hơn 600 xương hóa thạch của loài quái vật biển.
Các chuyên gia đào lên được hơn 600 mảnh xương của sinh vật cổ đại này và dành hơn 400 giờ để làm sạch và dựng lại. Nghiên cứu xác định được rằng loài Eve có cổ dài 8ft (2,4m), cơ thể hình thùng rượu, có bốn vây như mái chèo và một cái đuôi ngắn.
Hộp sọ của con vật vẫn cần được kiểm tra chính xác hơn vì nó vẫn còn bọc trong đất sét. Tuy nhiên, quét các khối đất chứa trong hộp sọ thấy lộ diện các mảnh xương bên trong, cung cấp những dấu hiệu đầu tiên về loài vật chưa từng được biết đến này.
Plesiosaurs cai trị đại dương hơn 140 triệu năm trước qua các thời kỳ kỷ Jura và kỷ Phấn trắng trước khi chết dần chết mòn cùng sự tuyệt chủng của loài khủng long. Chúngban đầu được phát hiện vào tháng 11/2014 bởi tiến sĩ Tiến sĩ Carl Harrington, một nhà cổ sinh vật và nhóm nghiên cứu đất sét tại Oxford, những người làm việc tại một mỏ đất sét ở Must Farm, gần Peterborough.
Hình minh họa loài Plesiosaur có cổ dài 2,4 mét.
Harrington cho biết, lần đầu tiên ông phát hiện loài vật này qua một mảnh xương nhỏ nhô ra khỏi đất sét."Đó là giây phút thật tuyệt vời. Tôi là người đầu tiên đối mặt với loài bò sát này. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xương ở một chỗ tại mỏ đá này. Khi đào xung quanh, phần miệng của con xà đầu long bắt đầu lộ diện", ông giải thích. Tiến sĩ Harrington và các đồng nghiệp phải mất hơn 4 ngày để đào được hết các hóa thạch của chúng.
Xà đầu long là một trong những loài bò sát hóa thạch đầu tiên được phát hiện vào đầu thế kỷ 19. Chúng là những kẻ săn mồi biển có thể phát triển dài lên đến 17m. Tuy nhiên, một số người tin rằng, sinh vật khổng lồ này có thể vẫn còn tồn tại đến ngày nay, ví dụ tiêu biểu như quái vật ở hồ Loch Ness.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm