Khám phá

Phát lộ thành phố bị mất tích 3.400 năm dưới lòng sông

Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế đã khai quật được một thành phố cổ 3.400 năm tuổi dưới sông Tigris, khu vực người Kurd sinh sống và đã chia sẻ thông tin đó tuần này.

Thành phố ngầm 18 tầng ẩn dưới hầm nhà dân ở ''xứ sở thảm bay" Thổ Nhĩ Kỳ: Được phát hiện trong tình cảnh tréo ngoe, nhìn kiến trúc mới thán phục tài trí người xưa / Radar xuyên băng phát hiện “thành phố nước” chôn dưới Nam Cực

Phát lộ thành phố bị mất tích 3.400 năm dưới lòng sông ảnh 1

Dòng sông trơ cạn đã giúp các nhà khảo cổ khai quật được thành phổ bị mất tích hơn 3.400 năm.

Ngôi làng này được xây dựng khoảng thời gian giữa năm 1475 và 1275 trước Công nguyên (thời kỳ Đồ đồng) khi đế chế Mitanni thống trị ở khu vực Tigris. Nó đã hiện ra bên ngoài khu bảo tồn Mosul, trên sông Tigris ở Kemune, khi hạn hán khiến mực nước sông trơ cạn hồi đầu năm nay và làm lộ rathành phố cổ đạinày.

Khu định cư xây bằng tường gạch này bao gồm một cung điện, nhiều tòa tháp và các tòa nhà cao tầng cũng như các cấu trúc to lớn khác. Nó có thể là đại diện chothị trấn cổZakhikhu, một trung tâm thương mại trong lòng vương quốc Mitanni.

Tiến sỹ Ivana Puljiz, thuộc đại học Freiburg cho biết, sự hợp tác tích cực của Tổ chức khảo cổ học người Kurd, đã giúp nhóm khảo cổ quốc tế tìm ra thành phố cổ đã mất tích mấy ngàn năm. Việc phát lộ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó đã phát hiện ra nhiều đồ vật được cất giữ tốt và kể ra câu chuyện của toàn bộ khu vực này.

Phát lộ thành phố bị mất tích 3.400 năm dưới lòng sông ảnh 2

Các hiện vật được tìm thấy ở thành phố cổ bị mất tích.

Khu vực này chưa bao giờ được các nhà khảo cổ học khám phá từ trước, khi nó bị ngập khoảng 40 năm trước khi khu bảo tồn Mosul được xây dựng. Từ hồi tháng 12 năm ngoái, khi khu vực này bị hạn nặng, khiến cho các cộng đồng sinh sống gần đó phải rút nước từ đập để làm nước sinh hoạt.

 

Sau đó, các sự kiện không có kế hoạch đã khiến các nhà nghiên cứu người Kurd và người Đức bắt đầu khai quật và lập bản đồ thành phố này trước khi thành phố cổ đại hiện ra.

Khu vực Zakhikhu đã bị phá hủy hoàn toàn bởi một trận động đất vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 100 tấm bảng hình nêm, một số vẫn bị vùi trong đất sét, có ghi niên đại của thời kỳ ngay sau thảm họa này xảy ra. Những dòng chữ này có thể cung cấp thông tin giá trị về sự di cư của xã hội loài người và thời kỳ kết thúc của kỷ nguyên Mittani.

Tiến sỹ khảo cổ học Peter Pfalzner cho biết, những tấm bảng hình nêm này được làm từ loại đất sét không nung và tồn tại được nhiều thập kỷ dưới nước là một điều kỳ lạ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm