Khám phá

Phi tần là người gốc Phi duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa có con làm vua là ai?

Xuất thân và cuộc đời của người phi tần đặc biệt này khiến ai nấy đều không khỏi tò mò.

Bí mật dải vải trắng quấn cổ phi tần thời xưa: Không phải “để cho đẹp” mà mục đích thật sự thâm sâu hơn nhiều / Bộ ảnh hiếm cuối Thanh triều, hé lộ nhan sắc đẹp như hoa của mỹ nữ nổi tiếng nhất và các phi tần hậu cung

Vào thời Đông Tấn ở Trung Quốc, Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục (320-372) là người có ngoại hình cao to tuấn tú, dũng mãnh kiêu hùng, biết bao người con gái đem lòng ngưỡng mộ, si mê vị hoàng thất vừa điển trai vừa quyền lực này. Tư Mã Dục ngoài mặt mạnh mẽ nhưng bên trong luôn nghi ngờ khả năng "đàn ông" của mình vì có nhiều thê thiếp nhưng mãi mà chưa có con. Sự ra đời của cô con gái đầu lòng là Tân An công chúa đã giúp ông bỏ đi hoài nghi về chính mình.

>> Xem thêm: Võ Tắc Thiên ra lệnh nhét “dị vật” vào miệng tù nhân trước khi xử tử, thứ này người bình thường không thể nghĩ ra

Ảnh minh họa Lý Lăng Dung

Sử sách Trung Quốc có ghi chép lại rằng Tư Mã Dục từng có 3 người con trai nhưng người nào người nấy đều yểu mệnh chết sớm. Dù không còn sợ hãi việc không thể sinh con nhưng ông vẫn lo lắng chuyện không có con trai nối dõi. Bất lực, ông tìm đến một thầy tướng số nổi tiếng đức cao đạo hạnh để hỏi xem người nào có thể sinh con trai cho mình.

>> Xem thêm: Lịch sử Trung Quốc có 2 triều đại giống nhau đến khó tin, từ thống nhất cho đến sụp đổ đều "như hai giọt nước"

Xem qua một lượt cung nữ trong cung mà không thấy ai, thầy tướng số tiếp tục được chỉ định tìm kiếm ngoài vương phủ. Khi đó, Lý Lăng Dung đã lọt vào mắt người này và khiến ông thốt lên: “Đây mới chính là người phụ nữ có thể làm mẹ của bậc đế vương”. Thế nhưng, Lý Lăng Dung chỉ là một nô tì thấp kém, diện mạo xấu xí khó coi vô cùng. Theo sử sách miêu tả thì bà có dáng người cao to, nước da đen khỏe khoắn, tóc xoăn, gốc gác thuộc tộc người Lâm Ấp - một tộc người từng sống ở Ấn Độ, Trung Đông và miền nam châu Phi nhưng đến Trung Nguyên từ khi còn nhỏ.

>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn đằng sau ngày đưa tang có 21 chiếc quan tài đi ra từ 7 cổng thành của Bao Thanh Thiên

Tranh minh họa

Dù không hài lòng nhưng vì đại cục nên Tư Mã Dục vẫn nghe theo thầy tướng số. Việc một nô tì gốc Phi trở thành thiếp thất của hoàng đế làm cả đất nước chấn động. Tuy nhiên, không phụ sự kì vọng của vua, Lý Lăng Dung nhanh chóng mang thai. Trong quá trình có bầu, bà còn mơ thấy hai con rồng quỳ lạy mình làm Tư Mã Dục càng thêm khấp khởi mong chờ. Năm 362, bà sinh hạ vương tử Tư Mã Diệu, 2 năm sau sinh vương tử thứ hai Tư Mã Đạo Tử và cuối cùng sinh thêm Dương công chúa. "Mẹ quý nhờ con", Lý Lăng Dung năm 371 được phòng làm thục phi ngay sau khi Tư Mã Dục lên ngôi vua, lấy hiệu là Giản Văn Đế.

 

>> Xem thêm: Người nông dân đào được 'miếng sắt' hình rồng, mỗi đêm đều nghe thấy tiếng kêu rên kỳ lạ - Đây là thứ gì?

Dù không được làm hoàng hậu nhưng khi Tư Mã Dục qua đời, con trai bà là Tư Mã Diệu khi đó mới 10 tuổi lên ngôi hoàng đế, bà đã được thăng lên làm hoàng thái phi, ăn mặc không khác gì hoàng thái hậu. Phải đến 20 năm sau, Lý thục phi mới được suy tôn làm hoàng thái hậu. Suốt cuộc đời mình, dù không được đánh giá cao nhan sắc nhưng Lý Lăng Dung lại được nhận xét thông minh và khéo léo, là người hóa giải mâu thuẫn của 2 con trai, giúp Đông Tấn thoát khỏi cảnh nội chiến tranh giành ngai vàng. Lý Lăng Dung qua đời năm 400, hiệu là Văn Thái Hậu, chôn cất tại lăng Tu Bình.

>> Xem thêm: Tìm thấy quan tài bằng đá chứa hài cốt nghìn năm: Tiết lộ bí mật "người bảo vệ hoàng đế"

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm