Phi tần nhận sủng ái bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc: Được phong thành Thái hậu ngay khi Hoàng đế vẫn còn tại thế và khỏe mạnh
Số phận mẫu hạm bị thiệt hại nặng nhất nhưng vẫn 'sống sót' qua Thế chiến 2 / Lý do khiến trùm phát xít Hitler mất bộ ria mép trứ danh
Bất kể ở triều đại nào, khi Hoàng đế vẫn còn tại thế thì phi tần hậu cung cũng không thể được gọi là Thái hậu, nếu không đó là một sự bất kính cực lớn đối với Hoàng đế, cũng là một điều cấm kỵ bất thành văn trong thời Tây Hán. Thế nhưng, Hán Cảnh Đế Lưu Khải lại bỏ qua quy tắc này, tự phong sủng phi của mình thành Thái hậu.
Người phụ nữ đã khiến Hán Cảnh Đế trở thành vị vua đầu tiên phá vỡ quy tắc chính là Vương thị. Sử ký lẫn Hán thư đều không nhắc đến năm sinh và tên gọi của bà. Tuy nhiên, trong Tiểu thuyết Sử ký tắc ẩn của danh nhân nhà Đường là Tư Mã Trinh, có ghi khuê danh của bà là Vương Chí.
Trước khi nhập cung, Vương thị đã từng gả cho người khác, cũng từng sinh con. Vốn là một dân nữ bình thường, bà được gả cho Kim Vương Tôn và sinh một đứa con gái tên là Kim Tục.
Năm đó, mẫu thân Tạng Nhi của Vương thị đi xem bói và được đoán về hậu vận phú quý của con gái, bà mới quyết định gọi Vương thị về nhà và buộc phải ly hôn với Kim Vương Tôn.
Bằng mọi mối quan hệ, Tạng Nhi cuối cùng cũng đưa con gái vào cung của Hoàng trưởng tử Lưu Khải. Dù là một người đã kết hôn và sinh con nhưng Vương thị vẫn nhận được ân sủng của Lưu Khải, ông phong bà thành Mỹ Nhân.
Khi Vương thị mang thai con gái đầu tiên của họ thì Lưu Khải trở thành Thái tử, do đó Vương thị cũng trở thành sủng phi của Thái tử. Khi con trai Lưu Triệt ra đời, Lưu Khải lên ngôi vua, trở thành Hán Cảnh Đế.
Mặc dù Vương thị chỉ có một người con trai nhưng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự sủng ái của Hán Cảnh Đế dành cho bà mà ngược lại, nhờ bà mà người con trai đó càng được Hán Cảnh Đế yêu thương hơn.
Trong Hán cung có luật lệ như thế này, các hoàng tử không thể được sắc lập cùng năm với thái tử, tuy nhiên Hán Cảnh Đế đã bất chấp Hán chế. Ngay sau khi lập Lưu Vinh thành Thái tử, ông đã lập Lưu Triệt lúc đó mới 3 tuổi thành Giao Đông Vương.
Không những vậy, Hán Cảnh Đế còn cho Vương thị cái danh Giao Đông Thái hậu. Điều khiến bá quan văn võ triều đình xôn xao nhưng Hán Cảnh Đế vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Có thể thấy Vương thị nhận được sự sủng ái cực lớn.
Năm Lưu Triệt lên 5 tuổi, Bạc Hoàng hậu bị phế truất vì không con không sủng. Đầu năm sau, Lịch Cơ, mẫu thân của Thái tử Lưu Vinh, trong lúc bệnh nặng đã buông lời bất kính, nhục mạ Hán Cảnh Đế. Khi đó, ông đã phế Thái tử Lưu Vinh thành Lâm Giang Vương.
Mùa hè cùng năm, Vương thị chính thức trở thành Hoàng hậu của vua, không lâu sau đó, Lưu Triệt được lập thành Thái tử.
Vương thị làm Hoàng hậu trong 10 năm, đến năm Lưu Triệt 16 tuổi, Hán Cảnh Đế băng hà. Lưu Triệt lên ngôi, lấy hiệu là Hán Vũ Đế, Vương thị vì thế trở thành Hoàng thái hậu tôn quý.
Năm 126 TCN, Hoàng thái hậu Vương thị băng thệ, được hợp táng với Hán Cảnh Đế ở Dương lăng, thụy hiệu là Hiếu Cảnh hoàng hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
CLIP: Liều lĩnh tấn công sư tử, linh dương đầu bò nhận cái kết gây 'sốc'
CLIP: Người đàn ông dùng miệng ngậm rắn hổ mang nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, sư tử lao vào giải cứu và cái kết khiến người xem 'thót tim'
CLIP: Đang ân ái, lợn rừng bỏ mặc bạn tình chạy thoát thân khi bị sư tử tấn công
Chân dung vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần