Phi tần nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi, sau 8 năm nhập cung đã hạ sinh 5 người con
Không chỉ Chân Hoàn, có 2 phi tần nữa cũng chịu cảnh 'thế thân' thảm thương trong hậu cung của Ung Chính! / Mặc dù có nhiều phi tần theo bồi táng nhưng Khang Hy nhất mực đòi chôn cùng 1 nam nhân: Lý do đằng sau khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục "Quả là cao minh"
Xuất thân của Ô Nhã thị cũng không mấy nổi bật, phụ thân chỉ là một viên quan nhỏ trong triều, may mắn là gia thế vẫn đủ để bà tham gia tuyển tú. Lý do quan trọng nhất khiến cô được Hoàng đế Đạo Quang sủng ái là nhờ sự xinh đẹp tự nhiên, lộng lẫy.
Ảnh minh họa
Ô Nhã thị vốn là người duy nhất được chọn trong số các nữ nhân xinh đẹp, vì vậy nàng gần như là người trẻ nhất khi mới vào cung. Các phi tần trong hậu cung không thể cạnh tranh được với nàng một chút nào, nàng xinh đẹp dịu dàng lại có Hoàng đế Đạo Quang ở bên. Dưới sự ân sủng như vậy, Ô Nhã thị đã sớm mang thai, điều này khiến địa vị của nàng ngày càng cao.
Ô Nhã thị rất dịu dàng, khiêm tốn và nhã nhặn, Hoàng đế Đạo quang càng ngày càng cảm thấy yêu mến nàng. Ngay cả khi cô đang mang bầu, Hoàng đế Đạo Quang vẫn thường xuyên lật thẻ bài đến nghỉ tại tẩm cung của nàng. Chính ân sủng đó đã cho phép nàng hạ sinh nhiều người con trong 8 năm sau đó: Hoàng thất tử Dịch Hoàn, Thọ Trang Cố Luân Công chúa, Hoàng bát tử Dịch Hỗ và Hoàng cửu tử Dịch Huệ. Hoàng đế Đạo Quang vốn không có nhiều con trai nên Ô Nhã thị có thể hạ sinh nhiều Hoàng tử như thế khiến ông rất vui vẻ.
Không hề ỉ lại sự ân sủng của hoàng thượng, Ô Nhã thị hết lòng dạy dỗ con cái, không bao giờ để chúng tranh giành quyền lực mà dạy con chăm chỉ học hành và chú trọng phép xã giao nên 5 người con của nàng đều rất ngoan. Nếu các con mắc lỗi, nàng sẽ không bao giờ bao che mà dạy cho các con một bài học để lần sau không bao giờ dám tái phạm nữa.
Khi Hoàng đế Đạo Quang băng hà, Ô Nhã thị chỉ mới 29 tuổi. Hoàng đế Hàm Phong nối ngôi, dâng hiệu cho bà là Hoàng khảo Lâm Quý thái phi.
Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị kế vị, tấn tôn bà làm Hoàng tổ Lâm Hoàng Quý thái phi. Sau đó, Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi và rất kính trọng bà, cho phép bà an hưởng tuổi già trong hậu cung. Cuối cùng, năm Đồng Trị thứ 5, bà qua đời, hưởng dương 45 tuổi và được ban thụy hiệu Trang Thuận Hoàng Quý phi.
Nhưng điều đặc biệt hơn cả là cháu trai và cháu chắt của bà về sau đều trở thành Hoàng đế của Đại Thanh, đó là Hoàng đế Quang Tự và Hoàng đế Tuyên Thống (Phổ Nghi).
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ